Xóa lò gạch tuynel - cần lộ trình bền vững (Bài 1): “Khát” nguyên liệu sản xuất (Baohatinh.vn) - Số liệu thống kê từ Sở Xây dựng Hà Tĩnh cho thấy, trong tổng số 24 nhà máy sản xuất gạch tuynel đang hoạt động trên địa bàn, hiện chỉ 3 nhà máy có nguồn nguyên liệu ổn định (mỏ đất sét), số nhà máy còn lại đang chật vật “đong bữa” nguồn đất sét thông qua hình thức tận thu. Được xem là một trong những “cây đa, cây đề” trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) ở Hà Tĩnh, song từ nhiều năm nay, Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ (Cẩm Xuyên) đang đau đầu với bài toán tìm nguồn nguyên liệu đất sét. Với sản lượng 47 triệu viên/năm, theo tính toán, bình quân mỗi năm, doanh nghiệp (DN) phải có ít nhất 60.000 m3 đất sét để sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay, Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ chưa được cấp phép, khai thác bất kỳ mỏ đất sét nào trên địa bàn. Theo ông Hoàng Văn Long - Giám đốc Công ty, mỏ đất sét trước đây của công ty được cấp ở khu vực đồng Tùng (Cẩm Hưng) đã khai thác hết cách đây 3 năm, mỏ mới thì chưa được cấp, để duy trì sản xuất, DN chỉ còn cách sử dụng nguồn nguyên liệu từ việc cải tạo ruộng đất của người dân trên địa bàn. “Biết việc tận thu, cải tạo ruộng đất để làm nguyên liệu là không đúng quy trình và ai cũng biết là sai nhưng hiện nay, các cấp chính quyền vẫn chưa có biện pháp xử lý, tạo điều kiện cho DN tiếp cận mỏ nên việc khai thác, thu mua đất vẫn được tiến hành”. Tương tự Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ, nỗi lo mang tên nguyên liệu đất sét vẫn luôn ám ảnh đối với lãnh đạo Công ty CP Sản xuất VLXD Thuận Lộc. Thiếu nguyên liệu là một trong những nguyên nhân chính buộc Nhà máy Sản xuất gạch tuynel Phù Việt (đơn vị trực thuộc) phải tạm dừng sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2014. Theo lãnh đạo công ty: “Để khỏa lấp sự thiếu hụt về nguyên liệu, đơn vị đã “hợp tác” với một số cá nhân có khả năng khai thác, cung cấp đất sét thông qua phương thức cải tạo đồng ruộng, đào ao để thu mua nguyên liệu. Mỗi khi họ (đầu nậu - PV) tìm được nguồn đất, chúng tôi sẽ cho người đến kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo thì tiến hành thu mua”. Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất của các nhà máy gạch tuynel đã tạo cơ hội cho các đầu nậu khai thác, thu mua đất sét dưới nhiều hình thức khác nhau. Hệ lụy, nhiều DN bị thao túng về nguyên liệu, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, nếu có biến động về thị trường có thể buộc DN phải tạm dừng sản xuất. Quan trọng hơn, trong khi tư liệu sản xuất nông nghiệp của người nông dân bị thu hẹp, chất đất suy giảm thì nguồn thu từ phí tài nguyên - môi trường đang bị thất thoát. Trong khi các nhà máy sản xuất gạch tuynel đang “khát” nguyên liệu, nhiều người dân không hiểu vì sao số lượng mỏ sét được cấp phép lại hạn chế đến vậy Theo chia sẻ của phần đa các DN sản xuất gạch tuynel trên địa bàn, bên cạnh việc căng sức để cạnh tranh sản phẩm với các ông lớn trên thị trường, hàng chục nhà máy sản xuất gạch tuynel đang loay hoay tìm nguồn nguyên liệu. Đi vào hoạt động từ năm 2008, nhưng mãi đến tháng 7/2014, Nhà máy Sản xuất gạch tuynel Tân Phú (Phù Việt, Thạch Hà) mới được cấp phép đầu tư để chuẩn bị cho quá trình thăm dò, khai thác, đấu giá. Tưởng rằng, khi đã hoàn thiện thủ tục đầu tư thì DN này sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu nhờ khai thác mỏ đất sét đã được quy hoạch, khảo sát. Tuy nhiên, quy trình thẩm định, đấu giá, cấp phép khai thác mỏ lại liên quan đến nhiều cơ quan nên thật không dễ để DN khai thác nguồn nguyên liệu trong ngày một, ngày hai. Ra đời trong bối cảnh bộn bề khó khăn, Nhà máy Sản xuất gạch tuynel An Lộc (Công ty TNHH Anh Đức) lại đứng chân trên địa bàn không có mỏ đất sét nào được quy hoạch. Để động viên DN hoạt động, trong phương án thiết kế kinh tế, kỹ thuật, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan đã đồng ý cho DN khai thác vùng nguyên liệu lấy từ cải tạo đồng ruộng ở An Lộc, Tân Lộc, Hồng Lộc… (Lộc Hà), phải áp dụng công nghệ mới Với công nghệ thiết bị được nhập khẩu nguyên chiếc mang tới công nghệ hiện đại nhất hiệu quả nhất giảm thiểu ô nhiễm môi trường dùng đầu đùn ép gạch bán khô tiên tiến nhất . Sau 7 năm khai thác, tận thu, đến nay, số diện tích đất ruộng có nhu cầu cải tạo cũng cạn dần, người nông dân bắt đầu nhìn thấy sự suy thoái chất đất ở những vùng bị khai thác nên không còn mặn mà với việc đào đất ruộng đem bán. “Nóng tay bắt lỗ tai”, không có người rao bán thì DN kéo máy móc, xe cộ đến tận chân ruộng để mua. Và hàng ngàn m3 đất “bờ xôi, ruộng mật” ở Lộc Hà bị khai thác dưới sự bất lực của chính quyền. Khi nhà máy áp dụng robot xếp gạch tự động với việc sử dụng robot gắp gạch trực tiếp lên goong giảm thiểu nhân công lao động giảm chi phí tăng công suất nhà máy giảm giá thành sản phẩm. Theo quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch, thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu thông thường trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020, tỉnh ta hiện có 16 khu vực mỏ đất sét, với diện tích 139 ha, trữ lượng hơn 4.000.000 m3. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chỉ có 3/24 nhà máy sản xuất gạch tuynel được cấp phép khai thác mỏ. Trong khi các nhà máy sản xuất gạch tuynel đang “khát” nguyên liệu, nhiều người dân không hiểu vì sao số lượng mỏ sét được cấp phép lại hạn chế đến vậy. Phải chăng, quy trình cấp mỏ còn rườm rà? Hay DN thấy việc cải tạo đất ruộng đang có lợi chomình hơn?