1. hacamera

    hacameraThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    23 Tháng năm 2019
    Bài viết:
    211

    Hà nội Viêm Amidan có phải là bệnh lây nhiễm không

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi hacamera, 5 Tháng bảy 2019.

    1. Bệnh amidan có lây không?

    Amidan là những tế bào lympho nằm ở vị trí 2 bên đáy lưỡi, nó có vai trò miễn dịch với chức năng thanh lọc và loại trừ các vi khuẩn cũng như virus muốn xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi họng. Tuy nhiên nếu phải chịu tác động trong thời gian dài sức đề kháng và hệ miễn dịch vụ giảm sút. Lúc này amidan sẽ bị tổn thương gây nên tình trạng nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn làm amidan sưng lên và đau. Đây được gọi là bệnh amidan.

    Đây là căn bệnh có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào và khiến cho người bệnh nhầm lẫn với các căn bệnh ở đường hô hấp trên. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh amidan là do nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tạo điều kiện có các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, lưu trú tại các hốc amidan và gây bệnh.

    Viem Amidan co phai la benh lay nhiem khong

    Bệnh amidan hoàn toàn không lây nhiễm từ người này qua người khác

    Biến chứng của bệnh amidan chính là viêm amidan cấp mủ. Người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện cơ bản như hôi miệng, cổ họng sẽ xuất hiện những ổ mủ trắng kèm theo lấm tấm mủ xanh. Vậy bệnh amidan có lây không?

    Bệnh amidan là căn bệnh liên quan trực tiếp đến đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây nên nên rất nhiều người lo lắng về vấn đề lây lan của bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia bệnh amidan không gây lây nhiễm từ người này sang người khác. Chính vì bạn không cần lo lắng bệnh amidan có lây không?

    Khi bị viêm amidan người bệnh thường có những triệu chứng sau:

    • Sốt cao: Người bệnh thường sốt cao 39– 40 oC, cổ họng cảm thấy khô, rát, khó nuốt.
    • Thường xuyên đau họng: Nếu bạn cảm thấy đau ở phần cuống họng và cuối lưỡi thì có thể là dấu hiệu quả bệnh amidan
    • Sưng Amidan: Viêm amidan gây nên hiện tượng sưng đau, đỏ, khó nuốt, có giả mạc trắng bám vào thành amidan, ngủ ngáy
    • Hôi miệng: Do vi khuẩn tác động khiến biểu mô vùng amidan bị hoại tử, vi khuẩn và các dịch rỉ ra ra tích tụ lại khiến hơi thở có mùi hôi, thậm chí có thể dẫn kéo theo họng bị viêm.
    • Nhức đầu: Bệnh gây nên tình trạng nhức đầu vùng hai bên thái dương, người uể oải, mệt mỏi.
    • Nghẹt mũi: Chảy mũi, nghẹt mũi thường xuất hiện sau hiện tượng sốt và nhức đầu.
    Tùy vào từng trường hợp mà bệnh amidan có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy người bệnh cần đến thăm khám khi phát hiện một trong những triệu chứng trên.

    Xem thêm: http://benhvienanviet.com/mo-amidan-mat-bao-lau/

    2. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan?
    Do sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém sẽ khiến một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh gây viêm các tổ chức lympo bị tổn thương, gây viêm ở amidan.

    Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn: Amidan là ngã tư đường hô hấp nên các virus, vi khuẩn gây bệnh thông qua miệng dễ dàng xâm nhập và gây tổn thương amidan.

    Viem Amidan co phai la benh lay nhiem khong

    Nhiễm khuẩn: Hố Amidan là nơi rất dễ tích tụ, trú ẩn của vi khuẩn và các chất cặn bã từ miệng. Do đó, bên trong hố amidan thường có sẵn các vi khuẩn nhất định đợi “thời cơ chín muồi”, khi cơ thể giảm sức đề kháng sẽ tạo cơ hội cho bệnh phát triển.

    Do vi khuẩn bạch hầu gây nên: Các vi khuẩn trong bạch hầu tích tụ làm nghẽn đường thở và tạo ra độc tố từ đó khiến amidan bị viêm.

    Tham khảo ngay: http://benhvienanviet.com/viem-amidan-bien-chung-nguy-hiem/

    3. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm amidan
    Viêm amidan nếu kéo dài có thể gây ra những biến chứng như: viêm nhiễm thứ phát (viêm tai giữa, viêm xoang), gây sốt phát ban (bệnh ban đỏ), áp-xe họng, thấp khớp, viêm thận. Vì vậy để không lo lắng bệnh amidan có lây không hay những biến chứng của bệnh, bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa viêm amidan dưới đây:

    Chế độ dinh dưỡng khoa học: Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu nguy cơ mắc bệnh amidan sẽ càng cao. Chính vì vậy để chống viêm, bạn cần bổ sung nhiều vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày như: rau xanh, xoài, cam…

    Vệ sinh răng miệng: Vi khuẩn trong miệng, trong vòm họng nếu phát triển thì nguy cơ gây viêm amidan rất cao. Vì vậy bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống lành mạnh để tránh virus gây bệnh.

    Bỏ thói quen xấu: Để phòng ngừa viêm amidan bạn cần phải bỏ hút thuốc lá và uống rượu cũng như các thói quen không lành mạnh khác như uống nước lạnh, nước ngọt có ga…
     

Chia sẻ trang này