1. huongvicuocsong

    huongvicuocsongMember

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2013
    Bài viết:
    2

    Tuyển tập truyện cười dân gian hay.

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi huongvicuocsong, 14 Tháng mười một 2013.

    raovatthoitrang.com
    Chửi Án Tiêu…


    Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.

    Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả.

    Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: “Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu”. Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: “Quan huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!”

    Khịt khịt, thèm thịt với xôi..


    Tại một làng nọ, theo thường lệ, vào các ngày rằm, mồng một mỗi tháng, ông từ biện một cái lễ gồm nải chuối, be rượu đến thắp hương ở đền rồi bưng về.

    Lần ấy, lúc ông trở ra đền thấy nải chuối chỉ còn vỏ, rượu không còn một giọt. Cho là thần đã hiện về. Nhất là khi ông thấy có một đống vải đổ trùm cái gì đó trên giường thờ và trong đó có tiếng phát ra : “Khịt, khịt, thèm thịt với xôi!”.

    Lập tức ông “Dạ, dạ!” rồi chạy ngay về bàn với cụ Lý. Nhưng cụ Lý vì đi lại với gái, bị vợ bắt được, chửi toáng lên, nên đi đâu vắng đã ba hôm nay. Bèn đến bàn với ông phó Lý, rồi về nhà làm xôi gà ra đền thắp hương cúng vái tử tế. Xong rồi ông đóng cửa đền lại để đó.

    Cuối cùng lúc trở ra, thì cỗ xôi con gà cũng đã biến mất. Ðang lo thần quở lễ bạc, ông từ bỗng thấy cái đống trùm vải đỏ trên giường cựa quậy rồi nghe: “Soẹt! Soẹt” một tràng dài. Thắp đèn lên, ông thấy một người trùm một bức vải màu đỏ chạy thẳng một mạch ra khỏi đền, mùi thối nồng nặc. Hoá ra không phải thần mà là cụ Lý nhịn đói đã ba hôm, nay được bữa chén no nê nhưng không may bị đau bụng đi té re, ngài phải vùng chạy.

    Câm điếc…


    Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phg nói sang chuyện khác.

    Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài v phải hàm được hai tai opera mini nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài v ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:

    “Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân” (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:

    “Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức” (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)

    Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:

    - Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.

    - Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?

    - Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ v chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

    - Ta cho phép, quan cứ nói.

    - Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

    - Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

    - Vậy thần xin mạo muội thưa: “Quan tắc cổ, dân tắc cổ” có nghĩa là “trên cũng câm, dưới cũng câm,” thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn “đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân” tức là “đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn”.

    - Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

    - Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. “Thượng ung tai, hạ ung tai” có nghĩa là “đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai”, là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng “ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ” nghĩa là “ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu”.

    Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và “chọc” nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.


    Xiển vào dinh tổng đốc xin tiền..


    Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau. Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc.

    Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát. Xiển bắt anh em giao kèo: nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển truyen nguoi lon phải thết anh em một bữa no say. Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu.

    Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân. Quan quắc mắt hỏi:

    - Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?

    Xiển thưa:

    - Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.

    Quan quát: – Thằng này muốn chết à?

    Xiển trịnh trọng nói:

    - Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.

    Quan gắt:

    - Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?

    Xiển đáp:

    - Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.

    Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:

    - Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu dốt mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là “điên cuồng ngu ngộ” ta xem.

    Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:

    Cao Tổ điên hào kiệt
    Võ Ðế ngộ thần tiên.
    Tặng Ðiểm cuồng thiên địa
    Nhan Tử ngu thánh hiền

    Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, v thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về.

    Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ.

    Thi ngũ quả..
    Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu.
    Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thg Long đua nhau sắm uc browser những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ.
    Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người:
    - Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen!
    Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn g Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An… thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân.
    Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn:
    - Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư?
    Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười:
    - Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn g Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay p mg) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí game de che hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao?
    Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ “ngũ quả” và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán:
    - Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa!
    Quỳnh can ngay:
    - Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng!
    Chúa chợt nhớ lại những thứ “ngũ quả” mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả truyen co giao thao chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên:
    - Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý!
    Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.
     

Chia sẻ trang này