Tuyển nhân viên spa sao khó quá Therapist tại spa hay ngắn gọn là nghề spa đang "hot". Ngày càng có nhiều phụ nữ quan tâm và... đóng tiền đi học. "Bác sĩ + nhà nghệ thuật = chuyên viên spa", "Chỉ với 1 triệu, sau mười ngày, bạn có thể học nghề và làm việc được ở spa hay beauty salon"... Đọc slogan và những câu quảng cáo tuyển sinh học viên spa hấp dẫn, những người quan tâm đến lĩnh vực này khó lòng bỏ qua. Trên các báo và mạng Internet, các thông báo tuyển dụng, tuyển sinh viên liên quan đến spa cũng hằng hà sa số. Học spa thành phong trào Dạo một vòng quanh các spa và trung tâm đào tạo nhân viên spa trong thành phố, chúng tôi phát hiện nhiều điều thú vị. Chị Minh Phước, sinh năm 1978, nhà ở quận Bình Thạnh, chia sẻ: "Mình sắp kết thúc một khóa massage mặt kéo dài một tháng ở Nhà Văn hóa Phụ Nữ thành phố, cũng biết chút chút. Có lẽ mình sẽ đăng ký học lại một lần nữa cho nhớ". Với kinh nghiệm cuộc sống, anh Tuấn tự nhận định: "Muốn mở spa mà chỉ theo học ngành hẹp như làm nail hay massage thì không thể thạo đủ nghề, cũng không thể trang bị đủ kinh nghiệm". Do đó, anh quyết tìm một trung tâm đào tạo spa chuyên nghiệp để vợ theo học. Theo anh Tuấn, tiền có thể đóng cao hơn một chút, học nghề có thể vất vả hơn, nhưng yên tâm vợ mình sau thời gian "tu nghiệp" đàng hoàng ở đây sẽ có một tay nghề vững vàng. Học spa, học từ cách rửa mặt Hiểu theo cách đơn giản, ngắn gọn nhất, spa là không gian để thư giãn, phục hồi sức khỏe, làm đẹp bằng các phương pháp trị liệu. Trong đó có tiếng nhạc du dương, tiếng suối chảy róc rách, hương liệu được xông tỏa ngát, đem lại cảm giác rất thư thái cho khách hàng... Nhân viên spa (therapist) đúng nghĩa phải thạo nghề massage, chăm sóc da, hiểu mọi liệu pháp trị liệu cũng như phong cách, thái độ chăm sóc khách hàng... phải thật nhẹ nhàng, tinh tế. Tưởng đơn giản nhưng để học, "đi đến tận cùng" với nghề không phải dễ dàng. (Bạn muốn tìm việc spa, truy cập: hoteljob.vn - website việc làm spa lớn nhất Việt Nam) Chị Mỹ Lệ, một giảng viên chuyên nghiệp đã từng làm việc tại Singapore cho biết: "Muốn thành nghề phải học đàng hoàng, không thể "cưỡi ngựa xem hoa" được". Với mục đích chỉ chăm sóc và làm đẹp cho bản thân, trước kia chị Phước cũng theo học một khóa massage body, nhưng đành bỏ ngang vì... không đủ sức. Chị nói tay mình làm không có lực, học được cái này đã mệt, massage body lại khó làm cho mình, chỉ có thể làm cho người khác. Chuyển qua lớp massage mặt, chị thấy hợp hơn. Chị kể: "Mình đi tiệm uốn tóc, gội đầu, người ta rửa mặt cho mình nhưng nhiều khi không đúng phương pháp". Học rồi "vỡ" ra được nhiều điều lắm, cả lớp mình nói vui là muốn học spa trước hết phải học cách rửa mặt". Theo chị, phải dùng miếng bọt biển để rửa mặt, nếu da dầu phải rửa bằng nước ấm từ 20-30 độ, rửa mặt theo chiều ngang. Khi rửa, ngón tay phải xoay tròn, không được để sữa rửa mặt dù là loại thường hay tốt trên da mặt quá ba phút... Thanh Thảo, một học viên từng được đào tạo ở một trung tâm dạy nghề miễn phí, sau thời gian dài "tu nghiệp" tại đây đã phải thất vọng: "Học hoài mà làm như massage dạo, khách không cho tiền tip, còn bị mắng vốn. Đem bạn đồng nghiệp ra để "thực tập", làm xong, hôm sau bạn đến cũng phải than: "Mày massage kiểu spa gì mà tối về tao đau lưng quá trời". Chỉ đến khi rời khỏi trung tâm, đến học ở một spa khác chuyên nghiệp hơn, Thảo mới biết những kiến thức và phương pháp mình được tiếp cận quá khô cứng, lỗi thời. Nó nặng về đấm bóp hơn là đào tạo một nhân viên spa chuyên nghiệp, cho dù Thảo rất chịu khó học hỏi. Hôm chúng tôi chứng kiến chị Lệ giảng dạy phương pháp massage tay cho học viên, thấy rất dễ, nhưng để thực hành lại không đơn giản chút nào. Chị Lệ lý giải "Đôi tay mình phải dẻo dai, nhịp nhàng, không cần lực mạnh bạo như massage Thái. Nói thì dễ, nhưng học viên phải rất kiên nhẫn". Theo chị Lệ: "Học nghề nào cũng phải yêu đến nó. Nếu học viên chăm chỉ, có khi vừa xem ti-vi vừa uốn lượn bàn tay cũng được. Vô thức, bàn tay mình cũng trở nên dẻo dai, thuần thục". Theo một giảng viên spa có kinh nghiệm, hiện có rất nhiều trường phái, phương pháp đào tạo nghề spa và massage. Nhìn chung, đều xuất pháp từ Anh, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan... mang hơi hướm nhẹ nhàng, kết hợp với trị liệu. Có nhiều trung tâm làm đẹp hay spa đưa ra các phương pháp đào tạo "độc quyền", dựa trên các tên tuổi lớn ở nước ngoài... Ví dụ, có spa sử dụng kỹ thuật của Dermalogical của Mỹ, có nơi theo Shiseido, chỗ lại chuộng Clarins, L"Occitane... Làm thợ khó, làm chủ khó hơn Chị Ý Phương là một nữ kiến trúc sư đã từng tham gia thiết kế nhiều spa, resort... Với những kinh nghiệm thu được từ nghề thiết kế, một chút máu mê kinh doanh, cũng ước nguyện được làm đẹp cho nhiều người phụ nữ khác, chị cũng đăng ký đi học spa. Đã từng làm thiết kế, trước khi đi học chị Phương tự tin sẽ xây dựng được một mô hình spa cho riêng mình. Chị dự tính sẽ mở một spa với đội ngũ 20 nhân viên, khoảng 400 triệu đồng, rồi đầu tư dần các trang thiết bị. Tuy nhiên, "bập" vô chị mới biết, trang trí nội thất cho spa là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ, từ màu sắc, không gian, công năng, tiện ích... cho đến những yếu tố về phong thủy. Với chị Phương cái gì cũng mới mẻ, lạ lẫm. Mới biết, từ học lấy nghề, đến học để làm chủ không đơn giản như mọi người tưởng. Từ kiến thức của khóa Quản lý spa và trị liệu, chị hiểu kinh doanh spa là kiểu kinh doanh nghệ thuật, không chụp giật, ăn xổi ở thì được. Quan trọng là giữ uy tín để khách quay lại lần sau. Coi chừng vàng thau lẫn lộn Qua khảo sát của chúng tôi, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nơi có thể dạy nghề spa. Khái quát lại, có thể chia thành ba dạng. Thứ nhất là các trung tâm dạy nghề của các tổ chức, đoàn thể... Học ở đây, được ưu điểm học phí rẻ, thầy cô cũng hướng dẫn tận tình. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên viên chuyên nghiệp, đẳng cấp ở những trung tâm này chưa cao. Học viên học xong khó làm việc được tại các spa danh tiếng. Dạng thứ hai, đó là được học nghề miễn phí tại các trung tâm, thẩm mỹ viện, các spa "bán chuyên nghiệp"... Do nhu cầu "khát" thợ thật sự của thị trường, những nơi này sẵn sàng thông báo chiêu sinh, đào tạo miễn phí, quảng cáo sau khi học xong có việc làm ngay... Nhiều chuyện cười ra nước mắt đã diễn ra ở những nơi này. Thùy Linh, một học viên từng học dạng này, kể: "Cô làm cho khách, kêu tụi em đứng coi, coi xong cô bỏ đi. Tụi em hỏi, khi nào được học, cô bảo: "Mới dạy xong rồi đó, sao không học đi. Đôi khi, học viên phải tự mang nhau ra thực tập, chẳng biết khi nào tiến bộ". Dạng thứ ba, có nhiều ưu điểm nhất, đó là học tại các trung tâm chuyên nghiệp, spa danh tiếng. Bên cạnh chuyện học phí thường cao hơn, một số nơi ràng buộc thêm điều khoản học xong phải làm việc tại spa. Tuy nhiên, học ở đây xong, học viên được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ của trung tâm. Học có tay nghề đàng hoàng, được cái "danh" học ở lò nào, rất thuận lợi khi đi xin việc. Hiện thị trường có rất nhiều khóa học, các phương pháp học khác nhau, từ massage đầu, bấm huyệt chân, massage bằng nến, tinh dầu... Thời gian học từ 1 đến 6 tháng, có thể học cấp tốc bằng cách tăng ca. Nhận định về thị trường còn "vàng thau lẫn lộn" như cách cảm nhận của nhiều học viên, ông La Quốc Phong, đại diện công ty du học Huấn Nghệ, đơn vị từng tổ chức nhiều khóa học về spa và đưa học viên sang nước ngoài làm việc, cho biết: "Hiện nay, có nhiều người học spa, muốn nâng cao trình độ, đẳng cấp thật sự, để sau này mở spa riêng hoặc làm nghề đàng hoàng trong nước." Theo ông Phong, phong trào đi học và mở spa đang thật sự "bùng nổ" ở Việt Nam. Tuy nhiên "công nghệ spa" ở ta còn chậm hơn so với thế giới. Trên thực tế, "công nghệ spa" trong nước chủ yếu kế thừa những kỹ thuật spa từ các hãng mỹ phẩm danh tiếng trên thế giới. Ông Phong nhận định nhu cầu nhân lực trong nước và nước ngoài còn rất lớn. Học viên học tại Việt Nam cũng có thể sang Úc, Singapore làm việc vơi mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, họ phải có trình độ (trên cấp 3, giao tiếp tiếng Anh) và tay nghề thực sự. Bên cạnh đó, ở trong nước, đặc biệt là tại các resort hay khách sạn lớn cũng đang "khát" nguồn nhân lực này. Tuy nhiên, để việc học nghề spa đạt hiệu quả, người học cần chọn cho mình nơi học uy tín, tránh trường hợp mất thời gian, tốn tiền bạc nhưng nghề nghiệp chẳng tới đâu. Cũng bởi vậy, việc tuyển nhân viên spa cũng không phải là chuyện dễ dàng với các quản lý nhân sự, tiêu biểu nhất có chia sẻ của một mẹ: "chào các mẹ ạ! như tiêu đề "lận đận đi tìm nhân viên cho spa của mình" ,bao nhiêu ngày tháng em đi tìm 1,2 nữ nhân viên cho spa be bé xinh của mình...nhưng tìm hoài chẳng thấy có ai.lên đây thấy nhiều mẹ đi tìm việc cũng lao đao,lận đận,thâm chí nhiều người có việc lại bị chậm lương,hoặc lương thấp....chật vật chi tiêu với mức lương tầm 3_3,5 tr/tháng trong khi đó đã bao ăn,chỗ ngủ ,không mất tiền nhà,tiền ăn,tiền đi lại,,,,thì mình nghĩ mức lương đấy cũng không phải quá thấp....sao mình mãi vấn không tìm đc nhân viên người tìm việc cũng khó,việc đi tìm người cũng khó,vậy cái dễ nó ở đâu mới đc chứ?"