Tư vấn xin giấy phép đầu tư, Hiện nay, trong xu thế hội nhập Việt Nam đang là quốc gia đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Các quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam có thể kể tới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Ấn Độ, Singapore… Tư vấn xin giấy phép đầu tư Khi nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì thủ tục đầu tư chính là rào cản đáng lo ngại với họ, bởi lẽ hệ thống quy định pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, thủ tục hành chính còn rờm rà và cơ chế thu hút đầu tư từng địa phương chưa nhất quán. Chính điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ đầu tư và cơ hội hợp tác kinh doanh của nhà đầu tư. Công ty Minh Anh ra đời với sứ mệnh giúp các nhà đầu tư tìm ra giải pháp an toàn về pháp lý khi đầu tư vào Việt Nam, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư. Thế mạnh của chúng tôi trong lĩnh vực này có thể kể tới việc: Tư vấn chiến lược thị trường, tư vấn địa điểm thực hiện dự án, tư vấn khu vực lợi thế về lao động, tư vấn lĩnh vực đầu tư, tư vấn xin giấy phép đầu tư, tư vấn cấp đăng ký doanh nghiệp, tư vấn hồ sơ nội bộ doanh nghiệp.Tư vấn xin giấy phép đầu tư Trong bài viết này, chúng tôi tập trung đi sâu vào việc Tư vấn xin giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư.Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Dự thảo điều lệ Công ty; Quyết định của chủ đầu tư về việc xin cấp giấy phép đầu tư; Báo cáo năng lực của nhà đầu tư; Văn bản chứng minh tài chính của các nhà đầu tư; Bản sao hợp lệ Hộ chiếu/CMND của các nhà đầu tư; Một số văn bản pháp lý khác.Thủ tục xin giấy phép đầu tưBước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính thuộc cơ quan cấp phép đầu tư cấp tỉnh; Bước 2: Sau thời hạn 15 ngày làm việc đối với hồ sơ xin giấy phép đầu tư, nhà đầu tư nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính thuộc cơ quan cấp phép đầu tư cấp tỉnh; Bước 3: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở KH&ĐT cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Bước 4: Đăng ký mẫu dấu và đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.Các công việc nhà đầu tư cần lưu ý sau khi được cấp giấy phép đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.Hoàn thành tiến độ góp vốn đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ kê khai thuế theo Luật quản lý thuế và văn bản hướng dẫn thi hành; Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật đầu tư.