Chất làm lạnh CFC (Chloro-Fluoro-Carbons) trong các thiết bị như máy điều hoà, tủ lạnh bảo vệ môi trường … thời gian qua khi thải ra ngoài không khí đã góp phần phá huỷ tầng ozon và gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Để chống ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất hàng điện lạnh bắt đầu tung ra sản phẩm tủ lạnh “không có chất CFC”. mua tủ lạnh mini Giá của loại tủ này ở mức trung bình, loại 1,4 lít (dung tích của lốc máy cho biết công suất của máy) giá khoảng 3,7 triệu đồng, loại 1 lít khoảng 2,3 triệu đồng. Trên thị trường, ngoài LG cũng còn rất nhiều loại tủ khác cũng có những cam kết như vậy. Chẳng hạn các loại tủ của Mitsubishi cũng có ghi trên nhãn dòng chữ 100%-CFC-free, giá khoảng 4 triệu; tủ lạnh nhãn hiệu tủ lạnh Samsung nếu đầy đủ nhãn, bạn cũng có thể nhìn thấy dòng chữ cam kết CFC-free trên tủ. Để mua được đúng tủ không dùng CFC, cần xem kỹ catalogue của tủ lạnh. Chọn tủ nào? Đối với gia đình hiện nay, thông dụng nhất là dùng loại 1 lít đến 1,5 lít, loại hai cánh, có quạt gió để chống đông tuyết. Giá của các loại tủ lạnh cũng rất đa dạng tùy theo nguồn hàng. Nếu là hàng Việt Nam lắp, thì giá sẽ rẻ hơn một chút. Tủ LG 1 lít khoảng 2,3 triệu, tủ lạnh Toshiba khoảng 3 triệu, Daewoo 2,7-2,9 triệu. Nếu mua loại nhập như Mitsubishi thì khoảng 4 triệu, Toshiba khoảng 4,1 triệu, Sanyo khoảng 4,4 triệu… Những người bán hàng cho biết, nên dùng các loại tủ lắp ráp tại Việt Nam có chất lượng vừa tốt, lại bảo hành lâu hơn, tới 2 năm, trong khi các loại tủ nhập chỉ bảo hành 1 năm. Về giá cả, cũng không thể nói là loại tủ không dùng CFC đắt hơn hay rẻ hơn loại CFC; vì theo những người bán hàng, giá khác nhau là ở việc tủ có quạt gió hay không quạt, một cửa hay hai cửa, dung tích bao nhiêu lít mà thôi. Khách hàng khi mua tủ lạnh cũng chỉ quan tâm đến những chi tiết này, còn bản thân những người bán hàng đôi khi cũng không hiểu rõ mấy về chi tiết kỹ thuật của tủ lạnh, mà chủ yếu chỉ dựa vào quảng cáo của các công ty phân phối hay cung cấp để giới thiệu cho khách hàng nếu họ có hỏi về CFC.