Từ ngày 1/7/2015, nhiều chính sách mới liên quan đến thị trường mua bán nhà đất bắt đầu có hiệu lực, trong đó có quy định "mở" để Việt kiều, người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam. Không nên ảo tưởng đột biến về cầu Với chính sách mới, tác động đến thị trường BĐS có hiệu lực như: Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...Đáng chú ý, Luật Nhà ở sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/7) đã nới rộng điều kiện cho thuê mua nhà đối với cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu. Trong khi, cá nhân, tổ chức nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam cũng được tiếp cận nhà ở. Chính sách cho người nước ngoài mua nhà có thể sẽ tác động đến quyết định của họ, tức sẽ chuyển từ thuê sang mua nhà. "Qua thăm dò thực tế, chúng ta cũng không nên ảo tưởng về một sự đột biến về cầu ở nhóm đối tượng này. Chẳng hạn, với người Nhật, họ có xu hướng thuê nhà hơn là mua nên ngày 1/7 không phải là "cây đũa thần" tạo sức bật mạnh mẽ cho thị trường nhà đất. Nhưng, những chính sách có hiệu lực từ thời điểm này sẽ giúp hình ảnh của thị trường BĐS Việt Nam bình thường như các nước khác trên thế giới, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập".Song, tác động quan trọng nhất mà các chính sách này mang lại là tạo sự thông thoáng và minh bạch, người nước ngoài có thể đứng ra ký hợp đồng mua bán, thay vì phải ký theo kiểu thuê dài hạn như trước. Cho nên, đối tượng khách hàng mà những công ty BĐS nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam nhắm đến vẫn chủ yếu là người Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động trẻ, có thu nhập ổn định đang sống và làm việc tại các đô thị lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.Vậy, về phía các nhà phát triển BĐS nước ngoài, họ có động thái như thế nào trước những chính sách mới, thông thoáng và minh bạch hơn? Ông Nguyễn Tiến Dũng, công ty Savista thể hiện quan điểm, thị trường mua bán nhà đất Việt Nam từ trước đến nay vẫn có sức hút với nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là những doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản... Thông thường, quyết định đầu tư của doanh nghiệp ngoại phụ thuộc nhiều yếu tố như: ưu đãi đầu tư, lợi nhuận kỳ vọng... Quyền lợi, trách nhiệm tương đồng, trong khi xét về tiềm lực tài chính - lợi thế xưa nay của doanh nghiệp ngoại, nhiều nhà phát triển BĐS trong nước hiện đã chủ động được, cộng với mức độ cạnh tranh thị trường ngày càng cao hơn, lợi nhuận kỳ vọng không còn như trước nên nhà phát triển BĐS nước ngoài cũng sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, không vì một vài yếu tố mà ồ ạt đầu tư, tạo nên đột biến.