Từ lâu nay người ta vẫn truyền tai nhau rằng kim cương là vĩnh cửu và nhẫn kim cương là hiện thân cho tình yêu bất diệt. Nhưng liệu rằng có đúng là vậy và sẽ có thật nhiều người hiểu rõ lý do vì sao lại thế hay không? Hãy cùng Cao Diamond khám phá ra bí mật này. Tương truyền về một câu chuyện xa xưa, những đôi lứa yêu nhau thường tìm những vật để làm tin, để “thề non hẹn biển”. Nếu chàng trai trao cho cô gái một chiếc nhẫn thì đó chính là giao ước tình yêu, muốn đi cùng nhau trên bước đường xây dựng hạnh phúc. Nếu đó là chiếc nhẫn kim cương thì càng tuyệt vời hơn, người đàn ông này muốn gắn kết cùng bạn trọn đời, chiếc nhẫn gắn kim cương là minh chứng của tình yêu bất diệt, bền vữngXem thêm: Kim cương VVS1 và VVS2Ẩn ý sau vòng tròn định mệnh trong chiếc nhẫn kim cương… Cũng giống như bao chiếc nhẫn sử dụng chất liệu khác, nhẫn chế tác từ kim cương cũng có cấu tạo hình tròn. Người nhìn vào cũng không thể nào xác định được điểm đầu và điểm kết thúc. Chỉ biết rằng chúng tồn tại hỗ hổng ở giữa để ngón tay cô gái hay chàng trai có thể luồn qua một cách dễ dàng. Nhưng lỗ hổng này không đơn thuần chỉ là một tác dụng cần thiết trong nghệ thuật chế tác trang sức mà chúng còn mang hàm ý sâu xa hơn. Nhiều người coi khoảng không này là một cửa ngõ mới, có người lại bảo là cánh cổng thời gian. Nhưng tựu trung, đó là một địa điểm trung gian mà mọi đôi lứa tình nhân đều phải bước qua để cùng nhau bước vào một giai đoạn mới, một cuộc sống mới. Đeo nhẫn vào đôi tay người bạn đời là vật làm tin, là ước hẹn để cùng vượt qua chông gai, khó khăn, vui buồn phía trước.Nhẫn kim cương mang ý nghĩa bảo vệ mãi mãi Trong thế giới trang sức, có rất nhiều loại đá quý trị giá tượng trưng cho tình yêu. Viên đá Ruby – Hồng ngọc mang sắc đỏ hoặc hồng rực rỡ là biểu tượng của tình yêu say đắm, mặn nồng và cao cả. Thạch anh tím biểu trưng cho sự thủy chung, trọng tình trọng nghĩa… Nhưng người ta vẫn thích ý nghĩa của kim cương hơn. Bởi đây là loại đá thể hiện sự mạnh mẽ, trường tồn với cấu trúc không thể nào phá hủy được.Tham khảo thêm: Vỏ nhẫn kim cương nam Kim cương trong tiếng Hy Lạp là “adamas” có nghĩa là vật không thể xâm phạm được. Nhờ được “Mẹ thiên nhiên” ưu ái rèn giũa trong môi trường khắc nghiệt nhất, nên kim cương đã có được sức mạnh vô địch, bất diệt mà bất cứ loại đá quý nào cũng mơ ước có được. Ngoài ra người Hy Lạp cổ đại còn từng tin rằng kim cương có sắc sáng lấp lánh như vậy là nhờ được tạo thành từ những mảnh vụn khi những vì sao rơi xuống trái đất, nó mang đến sự mạnh mẽ, can đảm và che chở cho người sở hữu. Những nhà chiêm tinh học cổ xưa tin tưởng vào lý thuyết trong kim cương có tồn tại một thứ chất giúp đôi lứa gắn kết với nhau, xua đuổi những mộng mị và bùa mê quyến rũ, khiến tình cảm là riêng của hai người duy nhất, mãi mãi vững bền. Đến thế kỷ 18 tại Châu Âu, những chiếc nhẫn kim cương đã dần dần xuất hiện trong nghi lễ đính hôn trọng đại của đôi lứa. Người đầu tiên khởi xướng ra trào lưu sử dụng nhẫn kim cương làm nhẫn cưới chính là nữ hoàng Charlotte, vợ của Hoàng đế Anh George Đệ Tam. Theo thời gian, xu hướng sử dụng nhẫn kim cương làm vật đính hôn, trao nhẫn cưới không hề bị mài mòn mà ngược lại, phong trào này càng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tùy thuộc theo từng phong tục, tập quán tại các nước khác nhau mà chiếc nhẫn chiếm giữ vị trí quan trọng trên bàn tay này sẽ được đeo ở tay phải hoặc trái. Ngày ngay, đôi lứa trẻ khi yêu thường trao nhau nhẫn bạc làm nhẫn cặp tình nhân. Khi muốn phát triển mối quan hệ bền vững, tùy từng điều kiện, họ có thể chọn nhẫn vàng hoặc nhẫn kim cương. Sau ngày trọng đại, các cặp tình nhân thường sẽ không tháo nhẫn cưới ra và coi chúng là vật bất ly thân, luôn ở bên họ mọi nơi, mọi lúc.Xem thêm: https://caodiamond.com/kim-cuong-la-gi