1. hoàng huyền

    hoàng huyềnThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    22 Tháng mười hai 2016
    Bài viết:
    18

    Hà nội Tội trộm cắp tài sản điều theo luật hình sự

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi hoàng huyền, 22 Tháng mười hai 2016.

    Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 luật hình sự năm 1999:
    Điều 138 luật hình sự năm 1999 quy định tội trộm cắp tài sản:

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Theo điểm a, khoản 2 điều 1 luật hình sự sửa đổi bỏ sung năm 2009 quy định: “Sửa đổi cụm từ “năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 138”.

    > Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:0908.648.179

    PHÂN TÍCH HÀNH VI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ

    Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

    Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Một trong các biểu hiện của tội phạm trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. “Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che giấu có thể là che giấu toàn bộ (với tất cả mọi người) hoặc công khai trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành vi phạm tội với chủ tài sản… Trường hợp mà bạn nói đến thì người đó chỉ bị khởi tố khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm. Và chỉ khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệc lực pháp luật thì người đó mới bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc kết tội người đó sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ thu thập được.

    ÁP DỤNG MỨC PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI TRỘM CẮP:

    Trường hợp 1. Nếu A có hành vi trộm cắp tài sản và không có các tình tiết tăng nặng định khung khác thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự.

    A đã ba lần bị kết án về tội trộm cắp tài sản và đây là lần thứ tư bị xử lý về cùng tội danh này, do đó A sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự.

    Hình phạt có thể được áp dụng đối với A là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

    Trường hợp 2. A bị xử phạt tù từ hai năm đến bảy năm theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự nếu A phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Có tổ chức: là trường hợp phạm tội có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện hành vi trộm cắp, có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ về hành vi, phân công cụ thể về nhiệm vụ;

    – Có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp cố ý phạm tội từ 5 lần trở lên về tội trộm cắp tài sản, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích. Người phạm tội lấy việc phạm tội làm nghề sinh sống chính và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

    – Tái phạm nguy hiểm;

    Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

    + Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    + Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.

    – Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm:

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt là việc sử dụng phương pháp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có tính chất tinh vi, gian dối cao

    + Dùng thủ đoạn nguy hiểm là thủ đoạn trộm cắp tài sản có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

    – Hành hung để tẩu thoát: Là trường hợp người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản bị phát hiện đã có hành vi tấn công lại người bắt giữ nhằm mục đích tẩu thoát (không phải nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản);

    – Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    – Gây hậu quả nghiêm trọng.

    Trường hợp 3. A bị xử phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm theo quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật Hình sự nếu A phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    – Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Trường hợp 4. A bị xử phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân theo quy định tại khoản 4 Điều 138 Bộ luật Hình sự nếu A phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    – Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    Ngoài việc xử phạt hình phạt chính theo các khung hình phạt nêu trên, A còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Các văn bản liên quan:

    Bộ luật Hình sự 15/1999/QH10

    Bộ luật Tố tụng hình sự 19/2003/QH11
     

Chia sẻ trang này