Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận án tiến sĩ xin trình bày đến bạn khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, nguồn gốc và cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp.1. Khái niệm văn hóa Có thể nói những khái niệm như văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh hay văn hóa làng… được nhắc đến không ít trong cuộc sống hiện nay. Nhắc đến nhiều nhưng không có nghĩa là người ta hiểu nhiều về Văn hóa, bởi những khái niệm có phần trừu tượng từ trước đến giờ vẫn luôn là vấn đề tranh luận nóng hổi trong xã hội. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, phải tìm hiểu về Văn hóa trước thì chúng ta mới có thể hiểu thế nào là Văn hóa doanh nghiệp. Lịch sử phát triển đã chứng minh Văn hoá là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, cá thể này với cá thể khác, nhóm người này với nhóm người khác… Văn hoá khẳng định sự phát triển, thể hiện sức mạnh của xã hội và dân tộc mà nó đại diện. Vai trò to lớn của Văn hóa đã được ghi nhận khắp nơi trên thế giới. Chẳng hạn, tại bảo tàng Kabul, Afganistan – một đất nước bị chiến tranh tàn phá liên miên, hàng chục năm nay vẫn luôn khắc dòng chữ “Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống”. Còn theo Rabin Dranath Tagore, nhà văn Ấn Độ (1861-1941): “trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới”, ông cho rằng nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ. Bản thân vấn đề Văn hóa rất đa dạng và phức tạp, do đó khi nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác nhau sẽ dẫn đến nhiều khái niệm khác nhau xung quanh nội dung của Văn hóa. Theo nghĩa gốc của từ, thuật ngữ “Văn hoá” xuất phát từ tiếng La Tinh: “Cultus” có nghĩa là trồng trọt, chăm bón cây cối. Sau đó, từ “Cultus” được mở rộng nghĩa sang lĩnh vực xã hội, hàm ý vun xới tinh thần, giáo dục đào tạo con người theo hướng tốt đẹp hơn. Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển. Các giá trị vật chất có thể kể đến như đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản phẩm Văn hóa truyền thống, chẳng hạn tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài tứ thân… Còn giá trị tinh thần được thể hiện ở các phong tục tập quán, các làn điệu dân ca hay chuẩn mực đạo đức của một dân tộc…Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người cho dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử hay những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội… Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê2.3. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác nhau như vật thể, phi vật thể, các giá trị… Nhưng cách phân chia nổi tiếng và được thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng bắt gặp mô hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ông trong rất nhiều công trình nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp. Ông có một cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành văn hóa đó. Ông đã chia Văn hóa doanh nghiệp thành ba lớp, mà dựa vào đó ta có thể vẽ được một sơ đồ lớp cắt như sau: văn hóa doanh nghiệp Đi từ ngoài vào trong, yếu tố đầu tiên của Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị và cấu trúc hữu hình dễ dàng quan sát được. #luan_van_viet, #luận_văn_việt, #LVV , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp, #làm_thuê_đồ_án_tốt_nghiệp_xây_dựng, #làm_thuê_luận_án_tiến_sĩ