Tiềm năng tiết kiệm điện trong các doanh nghiệp tại Vĩnh Long hiện nay rất lớn Chi phí về điện là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp (DN) hiện nay. Vì vậy, tiết kiệm điện giúp giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Có thể nói, báo giá máy phát điện cummins sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hiện là mẫu số chung để phát triển bền vững của nhiều DN. Nối mạch lưới điện Theo Công ty Điện lực Vĩnh Long, hơn 432 tỷ đồng là số tiền đã được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo lưới điện trong giai đoạn 2006 - 2011. Toàn tỉnh có 3 trạm biến áp 110 kV, tổng dung lượng 125 MVA. Trong đó, trạm Vũng Liêm cung cấp điện cho Vũng Liêm, Tam Bình và Trà Ôn; trạm 110 kV Bình Minh góp phần rút ngắn bán kính cung cấp điện khu vực Bình Minh, Trà Ôn, Tam Bình và Bình Tân. Riêng đường dây 110 kV mạch 2 từ trạm 110 kV Vĩnh Long đến trạm 220 kV Mỹ Thuận và bảng giá máy phát điện cummins đường dây 110 kV Vĩnh Long - Chợ Lách (Bến Tre) đã đóng điện vận hành vào tháng 6/2011, góp phần nối mạch lưới điện, tăng cường công suất phục vụ. Năm 2011, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã đầu tư 45 tỷ đồng xây dựng trạm biến áp 110 kV và đường dây đấu nối tại Khu công nghiệp Hòa Phú, dự kiến đưa vào vận hành vào cuối năm; đường 110 kV Bình Minh - Cầu Kè (Trà Vinh) sẽ vận hành vào đầu năm tới. Cũng trong năm nay, Công ty Điện lực Vĩnh Long đầu tư hơn 56 tỷ đồng xây dựng 29 công trình lưới điện phân phối gồm 18 km đường dây trung thế, 42 km đường dây hạ thế và 8 công trình sửa chữa lưới điện, thiết bị; 19 công trình tại các cụm - tuyến dân cư vượt lũ; thi công nhánh rẽ lắp điện kế mới nhằm xóa điện kế tổng cụm, tách hộ câu đuôi. Hiện UBND tỉnh chấp thuận ứng 5 tỷ đồng cho ngành Điện triển khai các công trình điện bức xúc năm 2011. Ngành Điện đã khảo sát các danh mục công trình và đang lập thủ tục dự án đầu tư, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành trong năm để cấp điện cho trên 700 hộ dân nông thôn. Ngoài ra, ngành Điện đã đầu tư mới, cải tạo và sửa chữa nhiều công trình lưới điện phân phối, xây dựng các trạm biến áp và đường dây cho các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp; đầu tư nhánh điện phát triển mới 43.256 khách hàng; cải tạo nâng cấp lưới điện hạ thế các tổ điện tiếp nhận chuyển bán điện trực tiếp 17.000 khách hàng; thực hiện các công trình hạ thế bức xúc với khoảng 34,2 km đường dây trung thế, 9 trạm biến áp, cấp điện cho trên 3.000 hộ dân nông thôn,... từng bước nâng cao chất lượng điện năng phục vụ, góp phần nối mạch lưới điện tại 107 xã, phường trong toàn tỉnh với 247.650/250.311 hộ dân có điện, tỷ lệ đạt gần 99%. Tiềm năng tiết kiệm điện rất lớn Ông Nguyễn Phước Năng - Giám đốc Công ty Điện lực Vĩnh Long, cho biết: Tiết kiệm điện được xem là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của ngành, cũng như của các đơn vị kinh doanh và khu dân cư. Nhiều DN đã lên phương án tiết kiệm điện để giảm chi phí sản xuất như: lắp đặt bộ biến tần cho máy bơm có công suất lớn; hay bộ điện năng cho máy lạnh; tắt đèn và những thiết bị điện không cần thiết,… Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Vĩnh Long trong việc thông tin, tuyên truyền toàn dân tiết kiệm điện. Theo ông Hồ Văn Vàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Vĩnh Long, để tiết kiệm điện DN hầu như đã thay thế toàn bộ các thiết bị điện. Định kỳ hàng tháng, DN đều tổ chức họp bàn về công tác này. Tuy nhiên, theo ông Vàng, điện phục vụ cho ngành thủy sản cần được quan tâm đầu tư hơn nữa nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời phục vụ sản xuất. Ông Vàng cũng kiến nghị: Thiết bị sử dụng trong chăn nuôi như máy hút bùn, bơm tát, sụt khí ao nuôi… cần được hưởng giá điện ưu đãi như những thiết bị dùng trong sản xuất lúa giúp ngành chăn nuôi giảm bớt chi phí sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh hiệu quả hơn. Giám đốc Công ty CP May Vĩnh Tiến, Nguyễn Minh Tuệ chia sẻ: Thời gian qua, do có thỏa thuận với ngành Điện về sản lượng điện tiêu thụ cũng như được thông báo thời điểm cắt điện nên DN đã chủ động được nguồn điện. Bên cạnh đó, DN cũng đã tiết kiệm điện đáng kể nhờ thay thế các thiết bị có moteur thường bằng moteur điện tử; bộ phận làm mát chuyển sang dùng quạt và từ 9 giờ sáng trở đi mới khởi động làm lạnh nên DN đã tiết giảm được khoảng 27.000k Wh điện, nhờ đó giảm được chi phí sản xuất. Còn đại diện Công ty Thủy sản Hùng Cường cho rằng, mặc dù hiện tại DN chỉ hoạt động khoảng 60 - 70% công suất nhưng mỗi tháng lượng điện tiêu thụ đã ở mức từ 600 - 800 ngàn kWh với chi phí khoảng 1 tỷ đồng. Để tiết kiệm điện, DN đã gắn đồng hồ đo tại hầu hết các thiết bị điện chính, đổi một số thiết bị điện nước nóng sang dùng nhiệt của máy lạnh, sử dụng đèn tiết kiệm điện, chuyển các thiết bị tiêu thụ điện lớn sang giờ thấp điểm,… nên đã tiết giảm lượng điện đáng kể. Nếu vào thời điểm đầu năm, để làm ra 1kg sản phẩm, DN phải tiêu hao 1,25 kWh điện thì nay chỉ còn 1,15 kWh, giảm được 8% chi phí. Đại diện này cũng kiến nghị ngành điện cần đưa ra thông báo cúp điện sớm hơn nữa để DN chủ động hơn, tránh được những tổn thất không đáng có. Ông Phạm Ngọc Lễ - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam khẳng định: Tiềm năng tiết kiệm điện trong từng DN hiện nay là rất lớn nên cần phát huy hiệu quả hơn nữa, bởi việc làm này mang lại lợi ích nhiều mặt. Liên quan đến bán máy phát điện cummins những kiến nghị của DN về việc áp dụng giá điện giờ cao điểm, ông Lễ cũng cho rằng đây là yếu tố khách quan một khi sản xuất phát triển, nhu cầu tiêu thụ điện lớn và đòi hỏi ngành Điện phải đáp ứng được những nhu cầu cao điểm. Vậy nên, việc áp dụng giá điện giờ cao điểm là một giải pháp tất yếu. Vấn đề hiện nay là DN vận dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.