1. hochieu247

    hochieu247Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2016
    Bài viết:
    7

    Hà nội Thực trạng thị trường dịch thuật văn học Việt Nam ngày nay

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi hochieu247, 20 Tháng sáu 2016.

    Vừa qua, trên Internet đã diễn ra 1 cuộc săn lùng cuốn sách Bố già của nhà văn Mỹ Mario Puzo, bài dịch của Trịnh Huy Ninh và Đoàn Tử Huyền, vì được đánh giá đây là bài dịch hay nhất của cuốn sách này tại Việt Nam. Cũng với cuốn sách này, 1 số người đọc khác lại tìm kiếm bài dịch của Ngọc Thứ Lang, cho rằng bản dịch của ông mới xuất sắc nhất. Dù là bản dịch của Ngọc Thứ Lang hay Trịnh Huy Ninh - Đoàn Tử Huyến thì những cuộc săn tìm những bản dịch ngày xưa đã nói lên 1 hiện thực đáng buồn với các công ty dịch thuật tại hà nội mới và sự hoài niệm những bản dịch ngày xưa. Việc này có thể được minh chứng cụ thể tại những chợ sách, hội sách, bằng việc các gian hàng sách cũ được người đọc chú ý nhiều nhất.

    Không phải ngẫu nhiên người đọc giảm niềm tin vào dịch thuật ngày nay khi mà một loạt những sự cố về dich thuat đã gây bất bình cho bạn đọc. Thậm chí có những tác phẩm phải thu hồi chỉ vì sai sót nghiêm trọng trong việc dich thuat. Điều đáng buồn là những lỗi sai không chỉ của các dịch giả trẻ, mới vào ngành, mà còn có cả một số dịch giả có têm tuổi, đến mức tại 1 hội thảo về dich thuat, người tham gia đã thẳng thắn đánh giá rằng nhiều lỗi dịch thuật là do sự thiếu trách nhiệm.

    Dịch văn học yêu cầu phải chuyển tác phẩm gốc sang một ngôn ngữ khác vừa phải đảm bảo được tinh thần, văn phong, nội dung của bản gốc, vừa phải giữ được sự quen thuộc với bạn đọc. Việc này đòi hỏi dịch giả phải thông thạo cả 2 ngôn ngữ, đồng thời hiểu biết sâu về văn hóa, bản sắc 2 đất nước. Đây chính là vấn đề đáng nói với một số dịch giả nước ta. Có trường hợp dịch giả rất giỏi dich thuat các tác phẩm mang tính triết lý, phức tạp, tâm lý xã hội… nhưng khi dich thuat một tác phẩm có bối cảnh thời chiến lại sai sót nghiêm trọng do không hiểu những thuật ngữ quân đội, những từ lóng, danh từ riêng mà người lính dùng trong bối cảnh mà tác phẩm thể hiện. Hay như trường hợp dòng sách trẻ đang rất ăn khách hiện nay. Dịch giả trẻ có thể ko bằng những thế hệ dịch giả đàn anh về trình độ, kiến thức, nhưng với sự nắm rõ về văn hóa của người trẻ, những vấn đề của giới trẻ hôm nay, họ đã truyền đạt được những tác phẩm cho người đọc trẻ rất thành công.

    Để phát triển dich thuat văn học tại Việt Nam, ý tưởng về việc thành lập 1 hiệp hội dich thuat đã được nêu ra. Theo nhiều dịch giả, hiệp hội sẽ là nơi để những dịch giả trao đổi những vấn đề, kinh nghiệm trong dịch thuật văn học. Ở đó, thay vì những cuộc tranh cãi “ăn thua đủ”, những dịch giả có thể thẳng thắn trình bày, bảo vệ những quan điểm cá nhân hoặc tiếp nhận những ý kiến của đồng nghiệp.

    Có 1 giai đoạn, khi nói đến vấn đề xuất khẩu văn học, người ta nhấn mạnh đến vai trò của dịch giả, thậm chí họ còn xây dựng các tổ chức chuyên về dịch thuật văn học để giới thiệu cho các NXB, người đọc nước ngoài. Nhưng, dần dần người ta bắt đầu nhìn nhận lại việc dịch văn học Việt để giới thiệu ra quốc tế không thể dựa vào dịch giả trong nước. Việc này cũng tương tự như việc 1 dịch giả người Anh dịch tác phẩm tiếng Anh sang tiếng Việt, dù trình độ tiếng Việt có giỏi đến đâu cũng khó lòng truyền tải tốt tác phẩm có nội dung phức tạp, nhiều vấn đề về xã hội, ngôn ngữ đặc thù. Chính vì thế, bên cạnh việc những dịch giả nước ngoài tìm và dịch thuật tác phẩm Việt, các tổ chức trong nước cũng đã đặt hàng dịch giả nước ngoài để dich thuat văn học Việt. Và cũng vì vậy, một hiệp hội dich thuat sẽ là nơi hiệu quả để trợ giúp những dịch giả nước ngoài 1 cách hiệu quả nhất khi họ cần truyền tải những tác phẩm Việt. Thay vì vật lộn, mò mẫm với những chi tiết, vấn đề mang tính riêng biệt, đặc trưng về văn hóa, địa lý, sinh học… họ có thể trò chuyện với những dịch giả Việt để tìm kiếm điểm tương đồng, từ đó hoàn thành bài dịch của mình.
     

Chia sẻ trang này