Dich thuat văn học là một lĩnh vực khá phổ biến trong thời đại ngày nay bởi khả năng truyền bá, kết nối tinh hoa văn học của khắp nơi trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ngành nghề này ngày càng phát triển bằng chứng là với sự phát triển không ngừng của các công ty dịch thuật tại hà nội. Nhờ có dịch thuật văn học, con người có thể tiếp cận nhiều hơn nguồn tri thức nhân loại, hiểu hơn văn hóa cũng như nền văn thơ và văn minh của nhiều đất nước. Quan trọng vậy nhưng 1 điều đáng buồn và đáng báo động đang xảy ra chính là đạo đức nghề nghiệp, thái đội cũng như trình độ của các dịch giả. Xu hướng hội nhập và hợp tác, mở cửa sâu rộng như ngày nay đã đem đến cho người đọc nước ta cơ cơ hội được tiếp xúc với một nền văn học phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Rất nhiều tuyệt phẩm văn thơ kinh điển của thế giới đều nhanh chóng xuất hiện với các phiên bản tiếng Việt nhờ có con đường dịch thuật. Nhưng, trong số đó phần lớn tác phẩm cũng chỉ dừng lại ở mức đọc tham khảo chứ ko thể phản ánh hết ngôn từ đắt, ý nghĩa cũng như cái hay cái đẹp của tác phẩm gốc. Việc này, trước nhất, chính là hậu quả của việc yếu kém trong trình độ dịch thuật và am hiểu tác phẩm. Thêm nữa, sự lơ là và thờ ơ của những nhà xuất bản trong việc cấp chứng nhận và phát hành các tác phẩm này mà ko kiểm định chất lượng dịch thuật so với tác phẩm gốc cũng làm nên thực trạng đáng buồn này. Rất nhiều bài dịch ngày nay bị gắn danh “thảm họa”. Tuy rằng sự khác biệt cả về thời gian, không gian địa lý và văn hóa trở thành rào cản ko nhỏ trong việc tiếp nhận văn chương của từng đất nước nhưng điều dĩ nhiên là con người chỉ có thể chấp nhận các sai sót nhỏ ko quan trọng chứ ko thể quy hết trách nhiệm cho những yếu tố khách quan đấy như những gì mà các doanh nghiệp dịch thuật ngày nay đang gặp phải. Để có thể có được bản dịch chuẩn với bản gốc thì trách nhiệm của cả dịch giả cũng như NXB cho từng tác phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Xem thêm: Dịch vụ dich thuat tieng anh online uy tín Nhiệm vụ quan trọng nhất của dịch thuật văn học không phải tạo ra 1 tác phẩm mới mà là chuyển nguyên tác sang 1 tiếng khác sao cho vừa đảm bảo được tinh thần cũng như nội dung của bản gốc lại vừa phải gần gũi, quen thuộc và dễ hiểu với những độc giả tiếng Việt. Điều đó yêu cầu dịch giả phải trau dồi và thông thạo cả 2 loại ngôn ngữ như nhau và phải hiểu biết về văn hóa, bản sắc của hai quốc gia. Đó là sự tinh tế và nhạy bén về ngôn ngữ trong dich thuat. Cùng với đó là vai trò của những người hiệu đính trong dich thuat và thái độ , sự quan tâm đúng mức của những NXB. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc lập những hội dịch thuật chuyên nghiệp. Có như vậy mới có thể tránh được sự phàn nàn của độc giá như hiện nay.