1. lmahanoi

    lmahanoiThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    10 Tháng năm 2016
    Bài viết:
    309

    Toàn Quốc Thủ tục đầu tư nước ngoài vào việt nam

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi lmahanoi, 10 Tháng hai 2017.

    Thủ tục đầu tư nước ngoài vào việt nam :Với sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ về pháp luật cũng như môi trường kinh doanh, Công ty TNHH tư vấn Minh Anh có thể cung cấp cho khách hàng các tư vấn hữu ích nhất trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Thu tuc dau tu nuoc ngoai vao viet nam

    Để giúp nhà đầu tư, với đội ngũ chuyên viên tư vấn làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực này Luật Minh Anh sẽ tư vấn các giải pháp giúp khách hàng hoàn thiện thủ tục đầu tư một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất với chi phí hợp lý nhất.

    Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:

    1. Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư
    + Theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 đối với các dự án đầu tư mà phải xin quyết định chủ trương đầy tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật đầu tư năm 2014.

    + Nếu các dự án không thuộc các trường hợp tại điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương.

    Như vậy, nếu các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải xem dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh không. Nếu thuộc thì đầu tiên, phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    1. Thủ tục đăng ký đầu tư
    Theo Điều 36 khoản 1, 2 Luật đầu tư 2014 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

    “1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

    2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

    b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

    c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

    • Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 37 Luật đầu tư 2014:
    + Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cáo, khu kinh tế hoặc Sở kế hoạch và đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

    + Còn với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản nêu rõ lý do.

    – Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    + Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

    + Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

    1. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:
    Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, nếu nội dung dự án đầu tư là thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Loại hình doanh nghiệp có thể là một trong các loại hình sau:

    – Công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nếu chỉ có một nhà đầu tư góp vốn và nhà đầu tư đó chính là chủ sở hữu của công ty.

    – Công ty hợp danh/Công ty cổ phần/Công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên, riêng loại hình công ty cổ phần là phải có 3 nhà đầu tư góp vốn trở lên.

    • Trình tự đăng ký doanh nghiệp (Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014)
    Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăn ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc phải thông báo từ chối bằng văn bản nếu có căn cứ.

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc dấu pháp nhân công ty và thông báo mẫu con dấu theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi đưa con dấu vào sử dụng.


    Thu tuc dau tu nuoc ngoai vao viet nam
     

Chia sẻ trang này