Việc công chứng thỏa thuận lối đi chung có thể giúp đảm bảo tính pháp lý, tránh tranh chấp về sau, nhưng không phải lúc nào cũng bắt buộc. Vậy trong những trường hợp nào cần công chứng? Nếu không công chứng thì thỏa thuận có giá trị pháp lý không? >>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục công chứng văn bản thừa kế di sản 20251. Thỏa thuận lối đi chung có cần công chứng không? Luật Dân sự hiện hành mới chỉ ghi nhận về lối đi qua tại khoản 1 Điều 254 mà chưa có quy định cụ thể về lối đi chung. Tuy nhiên có thể xác định nguồn gốc của lối đi chung như sau: - Lối đi chung hình thành từ lối mòn; - Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên; - Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng… Theo đó, trường hợp thỏa thuận lối đi chung, các bên cần lập văn bản ghi nhận rõ các thông tin: - Thông tin họ tên của các bên; - Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; - Hộ khẩu thường trú; - Cam kết của các bên… Như vậy, để đảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận lối đi chung, các bên cần tiến hành lập văn bản có xác nhận và chữ ký đầy đủ. Về vấn đề công chứng thỏa thuận lối đi chung, hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc thực hiện công chứng đối với văn bản thỏa thuận lối đi chung. Mà việc công chứng thỏa thuận lối đi chung sẽ tùy vào nhu cầu của các bên. Tuy nhiên, các bên nên công chứng văn bản thỏa thuận tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo tính khách quan, tránh những tranh chấp, rủi ro xảy ra. >>> Xem thêm: Những điều cần biết về công chứng hợp đồng thuê nhà tránh rủi ro cho sinh viên và người đi làm2. Tranh chấp về lối đi chung giải quyết thế nào? Khi xảy ra tranh chấp về lối đi chung, các bên có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Căn cứ Điều 235, 236 Luật Đất đai 2024, thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau: - Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương tại Điều 137 Luật Đất đai 2024, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án. - Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung sẽ thuộc về Tòa án. Căn cứ Điều 235, 236 Luật Đất đai 2024 và Điều 25,26, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau: - Yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường hòa giải Trường hợp các bên không thể tự hòa giải có thể làm đơn hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, thời hạn hòa giải tối đa 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. - Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện giải quyết/khởi kiện tại Tòa án + Trường hợp lối đi chung có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan, các bên khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có lối đi chung tranh chấp. Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ thỏa thuận lối đi chung; Biên bản hòa giải không thành và các tài liệu khác liên quan. + Trường hợp lối đi chung không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác, có thể nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có lối đi chung đang tranh chấp. Hoặc, trường hợp nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng một trong các bên không đồng ý với kết quả giải quyết thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân để được giải quyết. >>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Hà Nội với dịch vụ pháp lý đa dạng, uy tín, thời gian linh hoạt Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thỏa thuận về lối đi chung có cần phải công chứng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com