Trong khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng vẫn chưa giải ngân được một nửa, Chính phủ lại chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn cho bất động sản (BĐS) để giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh.Chỉ đạo trên được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4 mới được tổ chức vừa qua. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục tháo gỡ những khó khăn về tín dụng cho BĐS, tạo điều kiện để thị trường mua bán nhà đất hồi phục.Tuy nhiên, nguồn tiền cho BĐS vẫn được các ngân hàng thương mại khẳng định là “luôn sẵn sàng và khá dồi dào”. Một đại diện của Hiệp hội BĐS đánh giá, chủ trương và chỉ đạo "bơm" thêm vốn cho thị trường BĐS của Chính phủ cũng không hẳn dễ thực hiện. Lãi suất cho vay chỉ là mồi nhử. Thị trường mua bán nhà đất thực sự thiếu vốn?“Lãi suất mồi” này được các ngân hàng áp dụng đối với cả chủ đầu tư dự án BĐS lẫn khách mua nhà. Chính vì lẽ đó, một lãnh đạo của Tập đoàn FLC cho biết, dù các ngân hàng đang ra sức mời chào nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa thể đặt bút ký vay vốn để triển khai một số dự án mới khi mà chưa dám chắc lợi nhuận có đủ để trả lãi ngân hàng hay không.Trong khi đó, theo một lãnh đạo Bộ Xây dựng, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này, mà lý do chính yếu nhất là rào cản về lãi suất. Hiện nay, lãi suất cho vay BĐS vẫn dao động quanh mức 10%, trong khi lãi huy động chỉ ở mức 4%. Đây là một thử thách khiến cho đa số các doanh nghiệp BĐS phải “đau đầu”, bởi tính thanh khoản vẫn thấp, trong khi mọi chi phí khác đang ngày càng đắt đỏ. Trì hoãn hoặc tìm nguồn vốn khác vẫn đang là phương án được nhiều chủ đầu tư dự án lựa chọn, thay vì đặt bút ký bản hợp đồng “vay vốn cắt cổ” với các ngân hàng.Về phía các khách hàng cá nhân mua nhà cũng vậy. Họ được các nhân viên tín dụng của ngân hàng mời chào mỗi khi tham dự lễ mở bán của một dự án nào đó với lời mời lãi suất vô cùng hấp dẫn. Chỉ từ 3 - 5%, thậm chí là 0% trong 1 năm đầu, nhưng đa số người mua nhà vẫn tỏ ra “hờ hững và sợ sệt”. Bởi, những người bạn đi trước của họ đã để lại bài học “cay đắng” khi mua nhà thiếu tiền và trót phải nhờ đến ngân hàng. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường BĐS Một khách hàng vay tiền mua nhà tại một dự án ở Hà Đông cho biết, chị vay khoảng 700 triệu đồng của một ngân hàng thương mại để mua nhà. Ban đầu, lãi suất thoả thuận chỉ là 0% trong 6 tháng đầu, sau đó lãi suất sẽ được thả nổi theo thị trường, tính bằng lãi suất huy động cộng thêm 4%.“Tưởng là sẽ dành dụm đủ tiền để trả ngân hàng hàng tháng, nhưng sau khi hết thời hạn 6 tháng hưởng lãi suất ưu đãi, ngân hàng dồn dập thu cả gốc và lãi lên tới 12%/năm, khiến gia đình tôi rơi vào cảnh gần như kiệt quệ. Ban đầu họ bảo lãi suất huy động nhưng không nói rõ là tính theo kỳ hạn nào, tôi cứ nghĩ là áp lãi suất ngắn hạn, nhưng sau đó họ lại áp khung dài hạn khiến tôi phải trả thêm gần 4% so với dự tính ban đầu”, khách hàng trên cho hay.Thị trường BĐS đang hồi sinh là một thực tế. Điều này mang đến niềm vui cho không ít chủ đầu tư lẫn giới đầu cơ, lướt sóng. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, dòng vốn đổ vào BĐS vẫn liên tục tăng nhờ tác động của lãi suất ngân hàng liên tục giảm. Chủ đầu tư dự án cũng muốn vay tiền, khách hàng mua nhà cũng muốn vay tiền, mọi việc dường như đang suôn sẻ hơn với thị trường nhà đất.Thế nhưng, tại sao Chính phủ vẫn phải ban hành nghị quyết "bơm" thêm vốn cho BĐS để giúp thị trường tiếp tục hồi phục. Một số chuyên gia bình luận, nghị quyết của Chính phủ là chỉ đạo mang tầm vĩ mô, còn trên thực tế, vốn cho BĐS vẫn đang được các ngân hàng “để dành” khá nhiều, chỉ lo không tìm được khách vay. Còn với một số chủ đầu tư yếu về năng lực tài chính và tính khả thi của dự án BĐS không cao thì lại không được các ngân hàng để mắt tới.