Sau cơn đột quỵ, bệnh nhân thường phải đối mặt với tình trạng liệt chi, liệt nửa người, thậm chí liệt toàn thân. 1. Tập đứng trong trong hai thanh song song Bệnh nhân ngồi vững chắc trên ghế đặt ở giữa hai thanh song song, dùng tay không liệt bám vào thanh song song và kéo người lên, dùng sức mạnh của cả bên lành và bên liệt để đứng lên và ngồi xuống, lúc đầu ở ghế ngồi cao rồi hạ thấp dần. Tập đứng trụ sức nặng lên cả hai chân với sự hỗ trợ của tay bám vào thanh song song, Tập bỏ dần sự hỗ trợ trụ đứng của tay chỉ tì vai vào thành thanh song song Tập trụ đứng dồn sức nặng của thân người chỉ lên một chân lành, chân liệt tự do, vặn thân mình và cơ thành bụng và cơ đùi để đung đưa đùi ra trước ra sau… Tập trụ đứng dồn sức nặng thân mình sang chân liệt.an cung rùa vàng 2. Tập đi trong hai thanh song song Bài 1: Trụ dồn sức nặng thân mình lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, dồn trọng lượng sang chân lành, sau đó lại dồn trọng lượng sang chân liệt, lùi chân lành về vị trí cũ. Tiến hành đổi bên trụ sức nặng lên chân lành, bước chân liệt lên, trụ sức nặng lên chân liệt, trụ sức nặng lên chân lành và rút chân liệt về vị trí cũ. Người bị đột quỵ, ngoài điều trị bằng thuốc nên kết hợp thêm vật lý trị liệu để bệnh nhanh chóng bình phục. Bên cạnh đó chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh được tai biến nặng hơn. Thực đơn dinh dưỡng của người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc sau: Người bị bệnh thường khó ăn uống và dễ nôn trớ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, do đó, thức ăn của người bệnh phải chế biến ở dạng lỏng, dễ tiêu, mềm như: súp, cháo, sữa, chia cắt thành miếng nhỏ. Nên cho người bệnh ăn 3-4 bữa/ ngày, không ăn quá no. Không dùng những thực phẩm gây kích thích (chua, cay, nóng…) như ớt, chanh, dưa muối, rượu, cà phê. Không cho người bệnh sử dụng thực phẩm dễ lên men. Bài 2: Trụ lên chân liệt, bước chân lành lên gót chân lành ngang mũi chân liệt, trụ lên chân lành, bước chân liệt ngang mức chân lành. Tiếp tục đổi bên, trụ lên chân lành, bước chân liệt lên gót chân liệt ngang mũi chân lành, trụ lên chân liệt bước chân lành lên ngang mức chân liệt. Bài 3: Trụ lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, dồn trọng lượng lên chân lành, bước chân liệt lên trước chân lành, gót chân liệt ngang mũi chân lành, tiêp tục như vậy thành bước đi thực thụ. Bỏ dần sự hỗ trợ của tay bám vào tay vịn, hạ thấp dần tay vịn, thay tay vịn bằng các dụng cụ hỗ trợ không cố định khác như xe lăn, ghế, nạng…