Tại sao bé bị hăm tã? Một ngày đẹp trời, nếu mẹ phát hiện vùng da tiếp xúc tã bị mẩn đỏ, chính là lúc bé bị hăm tã quấy rối. Nếu tình trạng tệ hơn, bé có thể bị đau rát, khó ngủ, quấy khóc, tránh né khi được làm vệ sinh… Sở dĩ bé bị hăm tã là do ở những năm đầu đời, đặc biệt vào giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi, làn da của bé mỏng manh hơn nhiều so với người lớn nên khó có thể tự chống chọi với những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, làm cho bé bị hăm tã. Ðiều này xảy ra là bởi làn da bé không hề được bảo vệ bởi một “màng ngăn cách” nào truớc sự tấn công của các enzyme và nước tiểu.Để ngừa hăm tã mẹ cần tạo một “lớp màng bảo vệ” cho da bé Vì vậy, muốn phòng ngừa hăm tã cho bé, mẹ cần tạo một “lớp màng bảo vệ” cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé khỏi các tác nhân kích ứng. Và cách hiệu quả nhất là bôi thuốc chống hăm cho bé hàng ngày. Xem thêm : http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/246805/be-bi-ham-ta--phong-ngua-dung-cach-va-an-toan.html