1. canthan

    canthanThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    5 Tháng tám 2015
    Bài viết:
    142

    Toàn Quốc tác dụng của nhân sâm với sức khỏe con người

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi canthan, 10 Tháng tám 2015.

    Chống lại mệt mỏi:

    Mệt mỏi mãn tính là gì? Ví dụ nói khí hư, đông y gọi là “thần sắc mệt mỏi, mất sức, khí ngắn lười nói”. Chúng ta nói nhân sâm là bổ khí, nếu người đang như vậy, phải dùng nhân sâm mới có hiệu quả, mới đúng thuốc chữa trị đúng bệnh.

    Đối với người khí hư mỗi ngày đều mệt mỏi, nhân sâm chính là thuốc bảo vệ độc nhất vô nhị, không có loại thuốc nào vượt qua được nó.

    Chữa trị đau đầu do căng thẳng:

    Một dạng người bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng gọi là đau đầu do căng thẳng, rất khác biệt với đau đầu thông thường, đau đầu mãn tính, không tỉnh táo được. Kể cả loại đau đầu phát ra ngoài nhẹ, nhưng dạng đau này liên tục, gây ảnh hưởng lớn cho cơ thể, triệu chứng này cũng là một trong những loại triệu chứng dùng nhân sâm thích ứng nhất.

    Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ổn định tâm thần, tăng cường trí nhớ, giúp đầu óc minh mẫn, ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh tật,…

    Tác dụng của Nhân sâm theo Y học hiện đại:

    Theo Y học hiện đại, dược tính của Nhân sâm dựa trên tác dụng của các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như: Saponin sterolic, Glycoside Panaxin, Tinh dầu (làm Nhân sâm có mùi đặc biệt), các vitamin B1 và B2, các acid béo như acid Panmitic, Stearic và Linoleic, các acid amin và hàm lượng Germanium cao. Tổng hợp các công trình nghiên cứu Dược lý về Nhân sâm có thể tóm tắt như sau:

    Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương:

    Có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Với liều điều trị từ 2 – 9g: làm đỡ mệt, tăng hiệu suất công tác, có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm nhanh sự chuyển động của thần kinh. Với liều cao: Gây hiện tượng quá trấn tĩnh. Đây là lý do dùng quá nhiều sâm vào buổi chiều tối làm khó ngủ.

    Tác dụng trên huyết áp và tim:

    Nghiên cứu nước sắc và cồn Nhân sâm trên dược lý thực nghiệm thu nhận thì nồng độ Nhân sâm thấp có tác dụng co bóp tim mạch và số lần co bóp tăng. Nồng độ càng cao: tác dụng ức chế tim càng mạnh và hạ huyết áp.

    Do đó kết luận Nhân sâm có 2 hướng tác dụng lên hệ thần kinh thực vật: Liều nhỏ có tác dụng như thần kinh giao cảm. Liều lớn có tác dụng như thần kinh đối giao cảm (thần kinh phế vị).

    Tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát dục của động vật:

    Nghiên cứu đối chiếu 2 lô súc vật thí nghiệm có dùng Nhân sâm và không dùng Nhân sâm ghi nhận, ở nhóm được uống Nhân sâm: Trọng lượng súc vật tăng. Thời gian giao cấu kéo dài. Hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt.

    Tác dụng đối với sức chống đỡ bệnh tật

    Các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) Daugolnilov (1950 – 1952), Brekhman và Phrumentov (1956 – 1957) cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật. Kích thích hệ thống miễn dịch làm gia tăng số lượng bạch cầu, đại thực bào và Interferon giúp cơ thể chống vi trùng và siêu vi.

    Tác dụng bảo vệ cơ thể:

    Giảm lượng cholesterol máu, giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol, giãn nở các động mạch giúp cho sự tuần hoàn khỏi bị đình trệ tắc nghẽn, giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch. Hỗ trợ gan giúp gan giải các chất độc như rượu,… Ngăn ngừa và bảo vệ tế bào tránh sự hủy hoại của các tia xạ, tia X quang,… Giúp chống lão hóa cơ thể, lão hóa tế bào.

    Tác dụng đối với stress:

    Nhân sâm có tác dụng bảo vệ không làm thay đổi trọng lượng tuyến thượng thận, lách và tuyến giáp của chuột trong quá trình chịu đựng stress thực nghiệm. Hỗ trợ cho sự tổng hợp các Glucocorticoides và Mineralocorticoides trong tuyến thượng thận. Sử dụng liều nhỏ Nhân sâm kéo dài giúp cho chuột cống và chuột nhắt trắng gia tăng khả năng chịu đựng sự kích thích của sự thay đổi nhiệt độ thật nóng và thật lạnh liên tục.

    tac dung cua nhan sam voi suc khoe con nguoi

    Tác dụng đối với chuyển hóa:

    Nhân sâm có tác dụng gia tăng sự tổng hợp protein và acid nucleic. Trong thực nghiệm nó làm gia tăng hoạt động của RNA polymerase trong nhân của tế bào gan chuột. Các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều xác nhận rằng Nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết cả trên thực nghiệm và lâm sàng.

    Độc tính và liều sử dụng nhân sâm Nhân sâm có độc tính rất thấp. Liều độc cấp diễn LD50 là 16.5mg (dịch chiết)/kg. Liều sử dụng thông thường từ 1 – 9g, trong trường hợp choáng mất máu có thể sử dụng đến 30g. Trong trường hợp dùng quá liều có thể gây những tác dụng phụ như: nhức nặng đầu, buồn nôn, tim nhanh, kích động, tăng huyết áp.

    Ứng dụng lâm sàng:

    – Dùng Nhân sâm điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch.

    – Trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược, dùng phối hợp với Bạch truật, Bạch linh.

    – Trị các loại bệnh phổi như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn.

    – Trị bệnh cảm ở người vốn khí hư.

    – Trị chứng thiếu máu.

    – Trị tiểu đường.

    – Trị liệt dương.

    – Trị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.

    – Dùng trị chứng suy thượng thận ( Addison.

    – Dùng trị tỳ hư trẻ em.

    – Trị bệnh động mạch vành.

    – Trị chứng giảm bạch cầu.

    – Trị viêm gan cấp.

    Địa chỉ liên hệ: Nhà Thuốc Khải Hoàn

    Trụ sở chính HCM: 362/7 Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM (Hẻm Đối Diện Hẻm Chùa Linh Sơn Hải Hội)

    Chi nhánh Hà Nội: Ngõ 136, đường Nguyễn An Ninh, P. Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội

    Hotline: 0972 00 55 66 (Khuy).


    Tin liên quan:
    - Nhâm sâm hàn quốc
    - An cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng cứu sống bệnh nhân đột quỵ
    Viết bởi nhà thuốc khải hoàn
     

Chia sẻ trang này