1. phongviet121

    phongviet121Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    27 Tháng sáu 2014
    Bài viết:
    30

    Tác dụng của địa liền

    Thảo luận trong 'Làm đẹp' bắt đầu bởi phongviet121, 9 Tháng tư 2015.

    Giá bán:
    250000
    Tác dụng của địa liền
    Địa liền hay còn được gọi với cái tên tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương. Trong khoa học địa liền thường được gọi với cái tên Kaempferia galanga L ( Kaempferia rotunda Rild)
    Đại liền là một loại cây khá nhỏ, sống lâu năm, thân rễ có dạng hình củ, nằm sát dưới mặt đất, cũng bởi vậy nó mang cái tên Địa liền. Chúng là loài cây của châu Á, mọc ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Nam Trung Quốc, Ấn Độ,Lào, Campuchia và Malayxia. Ở nước ta, Địa liền sinh sống và phát triển ở các trung du và vùng núi thấp, thường mọc tập chung tại các khu rừng khộp thuộc họ Dầu ở vùng Tây Nguyên nước ta.
    Tac dung cua dia lien
    Địa liền thường được trồng với mục đích thu lấy củ thơm để chế biết thành dược liệu hay gia vị trong nấu ăn. Chúng được trồng bằng thân rễ khi thời tiết sang đông và được thu lượm vào mùa khô. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm sau người ta tiến hành thu hoạch những cây Địa Liền đã trên hai năm tuổi. Người trồng Địa liền sẽ đào củ về, sau đó rửa sạch, thái phiến mỏng sau đó xông với diêm sinh rồi lại mang đi phơi khô, phải làm thật khéo để sau khi thành sản phẩm Địa liền không bị đen và kém thơm. Do tính chất của loài cây có tinh dầu nên dược liệu từ Địa liền thường rất dễ bảo quản, không bị mốc, mọt mặc dù điều kiện lưu trữ cũng như bảo quản của chúng khong hề cầu kì hơn so với các loại dược thảo khác.
    Tac dung cua dia lien
    Theo các phân tích thì phành phần hóa học chủ yếu của địa liền bao gồm: metyl p.cumaric axitetul este, bocneola metyl, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola.
    Trong đông y dia lien là loài thảo dược có tính ôn, vị cay, vào hai tinh kỳ và vị. Địa liền có tác dụng trừ thấp, ôn trung tán hàn và tịch uế ( tránh uế). Dùng Địa liền có thể giải quyết được vấn đề về bụng lạnh, đau hay bị đau răng vì vậy chúng thường được sử dụng để hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng chóng tiêu hay còn được dùng để làm thuốc xông. Ngoài ra người ta còn ngâm Địa liền với rượu để làm thuốc bóp chữa tê phù, tê nhức.
    Cách dùng Địa liền: Trong một ngày chỉ nên dùng một lượng địa liền trong khoảng từ 3-6g dù ở các dạng thuốc bột, thuốc viên, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Cách ngâm rượu Địa liền: Ngâm Địa liền với rượu có nồng độ từ 40-50 độ trong khoảng 5-7 ngày là có thể bỏ ra dùng. Rượu Địa liền có thể dùng dưới dạng xoa bóp hoặc uống để giảm thiểu việc đau lưng, nhức mỏi gân cốt, lưu thông hệ tuần hoàn máu, hay trị các chiệu trứng nhức đầu, phù phũng. Nước chiết ra từ củ Địa liền lại dùng để trị các vấn đề về răng miệng như hôi mồm, đau họng hay có thể chế thành cao dán trị nhức mỏi. Rễ Địa liền lại có thể dùng để chế tinh dầu xức tóc cho thơm.
     

Chia sẻ trang này