Dầu tràm được chưng cất từ lá tươi của cây tràm gió, một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh dọc theo bờ biển và đặc biệt tập trung nhiều ở Thừa Thiên Huế. Cây tràm có rất nhiều đặc tính ưu việt, khi ép và chưng cất cho ra dầu tự nhiên 100% có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cũng như người lớn.Tác dụng của dầu tràm đối với em bé và trẻ sơ sinhPhòng ho, cảm, gió: trong khi tắm cho 1 vài giọt vào nước tắm của bé. Sau khi tắm lần lượt xoa dầu lên đầu, dọc theo sống lưng, ngực và mát xa 2 gan bàn chân cho bé.Trị chướng bụng đầy hơi: nướng bồ kết trên than, nhỏ vài giọt tinh dầu tràm, hơ tay ấm và xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ.Sổ mũi ngạt mũi: xông dầu tràm vơi nước ấm.Muỗi hay côn trùng đốt: chấm nhẹ một ít xoa lênKhi bồng bế bé đi chơi xa hoặc nơi đông người bạn xoa cho bé ít dầu lên áo quần và lòng bàn tayTác dụng của dầu tràm đối với bà bầu, phụ nữ mang thai, sau khi sinh và Người lớn tuổiTrị cảm, tránh gió, sổ mũi, phòng ho: Dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.Dùng dầu tràm giảm đau: Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cho người già khi bị nhức mỏi xương khớp. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng. Massage bụng với một ít tinh dầu tràm sẽ giúp bé khỏi bị đầy hơi, không tiêu.Tác dụng kháng khuẩn của dầu tràm: Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn; dầu tràm có tác dụng ức chế virus, giúp đề phòng cúm hiệu quả. Hương dầu tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu trong phòng của gia đình bạn.Trị các vết côn trùng cắn, dị ứng: Bôi trực tiếp dầu tràm đên vết cắt, đốt hay dị dứng sẽ làm giảm sưng, đau ngứa rất nhanh. Để đề phòng muỗi, côn trùng đốt hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, lau hoặc tắm sẽ khiến côn trùng tránh xa.