1. Nhabep9x

    Nhabep9xThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    22 Tháng một 2021
    Bài viết:
    85

    Hà nội Sự khác nhau giữa bếp từ và bếp điện từ

    Thảo luận trong 'Nội, Ngoại thất' bắt đầu bởi Nhabep9x, 24 Tháng tư 2022.

    Sự khác nhau giữa bếp từ và bếp điện từ
    Bếp từ và bếp điện từ là 2 loại bếp đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. hai dòng bếp này có sự khác biệt gì?

    1. Thế nào là bếp từ
    Hiểu theo cách đơn giản Bếp từ là bếp chỉ sử dụng mâm từ chứ không sử dụng mâm nhiệt, bếp từ thường được gọi tên theo số vùng nấu trên mặt bếp đó là bếp từ đơn (bếp có 1 vùng nấu), bếp từ đôi ( bếp có 2 vùng nấu) bếp 3 từ, bốn từ hoặc bếp từ đa điểm gồm nhiều vùng nấu có thể đặt nồi nấu ở bất kỳ vị trí nào trên mặt bếp.

    Su khac nhau giua bep tu va bep dien tu

    >>> Xem thêm: Bếp từ cata, bếp từ canzy, bếp từ dmestik

    2. Thế nào là bếp điện từ
    Có nhiều người vẫn lầm hiểu bếp điện từ chính là bếp từ, cách hiểu này chỉ đúng vào thời điểm trước năm 2000, khi mà các loại bếp kết hợp chưa ra đời. Sau này khi khoa học và công nghệ phát triển mạnh, các loại bếp hỗn hợp (bếp kết hợp) tích hợp nhiều loại bếp trên cùng 1 chiếc bếp đã ra đời đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Từ đó đến nay BẾP ĐIỆN TỪ chính là tên gọi của loại bếp kết hợp có cả vùng nấu từ và vùng nấu hồng ngoại (bếp điện) trên cùng 1 mặt bếp. Đến đây chúng ta đã biết Bếp từ và bếp điện từ là tên gọi của hai loại bếp khác nhau, để hiểu hơn về bếp từ và bếp điện từ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên lý hoạt động của hai loại bếp này như thế nào nhé.

    Su khac nhau giua bep tu va bep dien tu

    3. Nguyên lý hoạt động bếp từ
    Bếp Từ là thiết bị nấu thông minh sử dụng điện năng để hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt sinh ra bởi từ trường tác động lên vật dụng nhiễm từ đặt trên mặt bếp. Khi bếp hoạt động dòng điện chạy qua cuộn dây đồng (mâm từ) đặt dưới mặt kính bếp sẽ sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp làm nóng đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ (những nồi dính hút vào nam châm ). Nhiệt sinh ra lúc này sẽ làm chín thức ăn, do vậy chỉ những dụng cụ nấu nhiễm từ mới dùng được cho bếp từ, còn những nồi xoong bằng các vật liệu khác như thủy tinh gốm sứ, inox không nhiễm từ sẽ không thể nấu được trên bếp từ.

    4. Nguyên lý hoạt động bếp điện (bếp hồng ngoại)
    + Bếp hồng ngoại là loại bếp hoạt động dựa theo nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại, nghĩa là dòng điện sẽ đốt nóng dây điện trở ( Mâm Nhiệt) để tạo ra nhiệt truyền đến mặt bếp và làm nóng đáy nồi, chảo nấu chín thức ăn. Với nguyên lý hoạt động này thì nồi chảo bằng bất kỳ vật liệu nào cũng có thể nấu được trên bếp điện- Hồng ngoại.

    + Nguyên lý hoạt động của bếp điện từ:

    Do bếp ĐIỆN TỪ là loại bếp kết hợp giữa bếp từ và bếp điện nên nó sẽ hoạt động theo nguyên lý của cả bếp từ và bếp điện (bếp hồng ngoại) .
    Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa bếp từ và bếp điện từ trước hết ta sẽ xem 2 loại bếp này có những điểm giống nhau nào nhé.



    Su khac nhau giua bep tu va bep dien tu

    5. Điểm giống nhau của bếp từ và bếp điện từ
    Đều sử dụng nguồn năng lượng điện để sinh nhiệt làm nóng nồi chảo nấu chín thức ăn

    Đều sử dụng mặt kính nên rất dễ vệ sinh bếp sau khi nấu ( bên bếp điện- hồng ngoại của bếp điện từ sẽ khó vệ sinh hơn một chút do nhiệt độ cao tại vùng nấu).

    Bếp đẹp và sang trọng sử dụng bếp sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp

    Đều sử dụng các bảng điều khiển điện tử hiện đại mang tính thẩm mỹ cao, rất nhạy và dễ sử dụng

    Các bếp này đều có thiết kế lắp âm bàn đá, nhưng vẫn có thể sử dụng đặt dương bàn bếp nếu không thể cắt khoét mặt đá bàn bếp.

    Cả bếp từ và bếp điện từ đều có thể đạt tối đa nhiệt độ cho nồi chảo nấu ở mức 240 độ C và công suất thì tùy theo thiết kế của từng sản phẩm hoặc từng nhà sản xuất ( đa phần công suất sẽ là từ 2000w đến 3000w cho một vùng nấu.

    Bếp đều được tích hợp chức năng các tính năng thông minh hiện đại như hẹn giờ tự động tắt bếp, khóa bàn phím, hiển thị nhiệt nấu, cảnh báo nhiệt dư, tự động tắt khi không có nồi….điều này sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm.



    Su khac nhau giua bep tu va bep dien tu

    7. Ưu điểm, nhược điểm của bếp từ và bếp điện từ
    Nhược điểm của bếp từ
    Mọi người thường nói BẾP TỪ “kén nồi”, nhưng đây chỉ là cách nói ví von hoặc ai đó chưa hiểu hết nguyên lý hoạt động của bếp từ nên mới nói vậy. Khi chuyển đổi từ các loại bếp khác như bếp điện, bếp ga… sang bếp từ, có thể ta sẽ phải mua sắm lại toàn bộ đồ nấu vì đa phần nồi,chảo đang sử dụng không phải là loại nhiễm từ nên không thể dùng được cho bếp từ. Nhưng quý khách đừng quá bận tâm đến vấn đề này bởi hiện tại, hầu như các hãng bếp từ uy tín trên thị trường thường hay có chương trình mua bếp được tặng bộ nồi từ chính hãng.

    Ưu điểm của bếp từ
    Bếp từ hoạt động với cơ chế truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi, không bị thất thoát nhiệt nên hiệu suất đun nấu của bếp đạt đến 90% trong khi bếp điện chỉ đạt 65%, do vậy bếp từ nấu nhanh và tiết kiệm điện hơn bếp điện với bằng chứng là đun một lít nước bằng bếp từ chỉ hết 2phút 20s còn đun bằng bếp điện hết 4 phút 30s với cùng công suất bếp là 2000w và nhiệt độ nước khoảng 25 độ

    Nấu bếp từ không bị nóng vì bếp không tỏa nhiệt ra xung quanh như bếp điện hay bếp gas, mùa hè quý vị có thể thoải mái bật quạt khi đun nấu vì điều này không hề ảnh hưởng đến hoạt động của bếp.

    Sau khi nấu xong mặt kính bếp từ nguội rất nhanh, có thể lau chùi mặt bếp không lo bị bỏng .

    Bếp từ được tích hợp nhiều tính năng thông minh như tự động nhận diện vùng nấu, khóa trẻ em, hẹn thời gian tắt bếp, tự tắt bếp khi không có đồ nấu hoặc khi bị quá tải quá nhiệt ...Do đó nấu bếp từ rất tiết kiệm điện và cực kỳ an toàn cho người sử dụng.

    Bếp từ không thải ra những khí độc hại như CO2, không có bức xạ nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

    Không chỉ đơn thuần là thiết bị đun nấu, bếp từ còn giúp cho không gian bếp trở nên đẹp và sang trọng hơn.





    Su khac nhau giua bep tu va bep dien tu



    Ưu điểm của bếp điện từ
    -Do bếp điện từ có tích hợp vùng nấu bếp từ nên nó có đầy đủ các ưu điểm của bếp từ. Ngoài ra bếp điện từ còn có thêm những ưu điểm sau:

    Do bếp điện từ có vùng nấu hồng ngoại ( bếp điện) nên tại vùng nấu này ta vẫn sử dụng được nồi xoong cũ mà mình yêu thích như nồi thủy tinh, nồi gốm...và chỉ cần mua thêm 1 số nồi chảo mới để dùng cho bên bếp từ.

    Với những người coi trọng phong thủy nhà bếp, muốn sở hữu bếp từ hiện đại mà vẫn có màu lửa đỏ trên bếp thì thì bếp điện từ sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.

    Có thể nướng trực tiếp các món ăn đơn giản chẳng hạn như nướng mực trên mặt kính của vùng nấu hồng ngoại.

    Bên bếp điện khi nấu ăn xong, mặt kính vẫn rất nóng nên có thể tận dụng nhiệt dư này để tăng thời gian ninh hầm hoặc giữ ấm món ăn lâu hơn mà không hề gây tốn điện.



    Su khac nhau giua bep tu va bep dien tu



    Nhược điểm của bếp điện từ
    Nhiệt tỏa ra khi ta nấu trên vùng bếp điện ( bếp hồng ngoại) sẽ gây nóng bức khó chịu vào mùa hè đồng thời việc tỏa nhiệt này cũng gây hao phí điện năng .

    Bếp điện nấu chậm, tốn thời gian hơn bếp từ như ta đã biết ở phần trên qua thời gian đun sôi 1 lít nước.

    Sau khi dùng một thời gian, bếp điện từ sẽ bị vệt loang đổi màu ở mặt kính vùng nấu bếp điện do nó bị nung nóng tới 240 độ C khi mâm nhiệt hoạt động (sức nóng của bóng hồng ngoại hoặc sợi các bon bị đốt nóng khi bếp nấu truyền thẳng tới mặt kính vùng nấu). Do vậy cảm quan về bếp điện từ sau một thời gian sử dụng sẽ giảm tính thẩm mỹ bởi một bên sáng bóng và một bên bị loang đổi màu .

    Mặt khác bên bếp hồng ngoại luôn tỏa nhiệt trên một diện tích nhất định tại vùng nấu có màu đỏ hồng, do đó khi sử dụng nồi nhỏ hơn vùng nấu sẽ phải chấp nhận lượng nhiệt sinh theo định mức hoạt động tỏa ra xung quanh bếp gây nóng bức và lãng phí điện. Đồng thời việc sản sinh ra lượng nhiệt lớn từ ngay trong ruột bếp điện- hồng ngoại cũng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận vi mạch trong bếp cũng như tuổi thọ bếp.

    Hy vọng sau khi đọc bài viết này của chúng tôi quý vị đã hiểu và phân biệt được thế nào là bếp từ và bếp điện từ.

    Liên hệ: 0975742889

    12 Thanh Nhàn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
    185 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
    68 Nguyễn Văn Linh, Nam Dương, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
    62 Đường Đồng Khởi, Tân Hiệp, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
    79 Lý Thái Tổ P1, Quận 10 TP.HCM
    402 Hoàng Văn Thụ, P4, Q.Tân Bình, TP. HCM
    245 Võ Văn Ngân, P.Linh Chiểu, Thủ Đức TP.HCM
    10 Huỳnh Tấn Phát, P.Bình Thuận, Q.7 TP.HCM
    219B Đường 30/4, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
     

Chia sẻ trang này