Bất kỳ doanh nghiệp nà , dù lớn hay nhỏ cũng đều có chung một mục đích là tăng thị phần, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Điều này chỉ được thực hiện khi họ chinh phục được con tim của khách hàng hướng đến sản phẩm, dịch vụ của mình trên con đường xấy dựng và phát triển thương hiệu. Đây là công việc không hề đơn giản. Bởi vậy, chỉ có thành công trong việc chiếm vị trí trong tâm trí khách hàng mới tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bài viết này Adammedia sẽ giới thiệu qua về Quy trình xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu, quy trình này gồm 5 bước cơ bản 1. xây dựng tầm nhìn thương hiệu Quy trình xây dựng thương hiệu được bắt đầu bằng xây dựng tầm nhìn thương hiệu, nền tảng cho quá trình xây dựng thương hiệu, là kim chỉ nam cho sự phát triển của thương hiệu. Tầm nhìn thương hiệu gợi ra định hướng cho tương lai, cho khát vọng của một thương hiệu về những điều mà doanh nghiệp muốn đặt tới. Đây là một thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích và xuyên suốt, định hướng cho hoạt động của công ty đồng thời định hướng cho sự phát triển cho thương hiêu, thể hiện được mục tiêu thương hiệu mà doanh nghiệp đã sáng tạo. 2. định vị thương hiệu Xác định môi trường cạnh tranh: là xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng như của các đối thủ cạnh tranh Xác định khách hàng mục tiêu và thấu hiểu khách hàng: là xác định đúng đối tượng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và có khả năng tiếp cận tốt hơn so với đối thủ. Từ đó tìm hiểu để thấu hiểu sâu sắc tâm lý khách hàng trong nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm. Xác định lợi ích sản phẩm: bao gồm những lợi ích về mặt chức năng cũng như có ích nhất với khách hành tạo sự thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Xác định lý do tin tưởng : là những lý do đã được chứng minh để thuyết phục khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu. Đây chính là lợi ích và chức năng so với các sản phẩm cùng loại. Xác định sự khách biệt so với đối thủ cạnh tranh: chính vì sự khác biệt này mà khách hàng chọn thương hiệu của doanh nghiệp mình chứ không phải thương hiệu của doanh nghiệp khác. 3. thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Sau khi đã định vị thương hiệu, bước tiếp theo là xây dựng thương hiệu đây là tập hợp bao gồm nhiều thành phần như tên gọi, logo, khẩu hiệu, hình tượng, bao bì, website, profile, brochure, catalog, tờ rơi… hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố kết hợp sáng tạo của hình ảnh, đồ họa và ngôn ngữ để tạo nên cái nhìn ấn tượng đầu tiên sâu đậm nhất về sự khác biệt rõ ràng nhất trong tâm trí khách hàng. Mục đích của hệ thống nhận diện thương hiệu là giúp khách hàng nhận biết và phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. 4. truyền thông thương hiệu Nếu chỉ sáng tạo và thiết kế bắt mắt thôi chưa đủ, thương hiệu phải được mọi người biết đến, hiểu và chấp nhận, lưu giữ sâu trong tâm trí khách hàng. Đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của việc xây dựng thương hiệu. Do đó xấy dựng thương hiệu chỉ mới dừng lại trong nội bộ thì chưa đủ mà phải được truyền thông tới thị trường như quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp, thì thương hiệu mới đi đến được tâm trí khách hàng. 5. đánh giá thương hiệu Bước tiếp theo và cuối cùng trong một chu trình xây dựng thương hiệu là đánh giá thương hiệu. Thương hiệu là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi một doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào hoạt động thiết kế và xây dựng thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu. Thế nhưng, làm thế nào để định giá được một thương hiệu, đo lường được chỉ số hoàn trả vốn đầu tư cho thương hiệu lại là một vấn đề hết sức phức tạp và cần có những phương pháp khoa học.