Không phải khi bệnh nhân muốn nhổ răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng mà tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh lý răng miệng của người bệnh mà bác sĩ yêu cầu nhổ răng hay không. Thêm vào đó, việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cũng rất quan trọng để tránh tình trạng nhiễm trùng, ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.Nên nhổ răng khi nào? Bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng cho những trường hợp sau đây: - Răng bị sâu trầm trọng khiến thân răng và chân răng bị phá hủy nhiều, không thể phục hồi được. - Răng bị bệnh nha chu nặng, tiêu xương quá nhiều, hoại tử tủy nhưng không điều trị được bằng phương pháp nội nha. - Răng bị nứt hoặc vỡ nhưng không thể tái tạo lại được để bảo tồn cấu trúc toàn vẹn của răng. - Bệnh nhân bị bệnh nha chu khiến răng lung lay không thể phục hồi, răng mất hết giá trị cơ năng như cắn, nhai thức ăn. - Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 mọc lệch khiến lợi bị nhiễm khuẩn, làm hỏng tủy răng bên cạnh, yếu quai hàm, đẩy răng cửa lộn xộn thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn (nhổ răng số 8).Quy trình nhổ răng Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chống chỉ định nhổ răng cho những trường hợp bệnh nhân sau: - Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người bị ung thư máu (dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu), đang xạ trị vùng hàm mặt (dễ bị hoại tử xương hàm) thì bác sĩ không chỉ định nhổ răng dù là nhổ răng thường hay nhổ răng hàm. - Người mắc bệnh máu khó đông, tim mạch, tiểu đường, bệnh máu ác tính… cần có ý kiến của bác sĩ đang điều trị các bệnh này khi muốn nhổ răng. - Phụ nữ có thai nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì không nên nhổ răng, nếu cần nhổ phải có ý kiến bác sĩ. Phụ nữ khi có kinh nguyệt cũng không nên nhổ răng vì có thể gây chảy máu kéo dài, nên để sạch kinh mới nhổ răng.Cách chăm sóc răng sau nhổ răng Nhổ răng không đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến dây thần kinh mắt hay mặt như nhiều bệnh nhân thường sợ hãi. Thêm vào đó, các loại thuốc tê hiện nay rất tốt, có thể làm tê 2 giờ sau khi nhổ, giúp bệnh nhân thấy thoải mái và không lo lắng khi nhổ răng. Ban đầu, bạn chỉ cảm thấy hơi đau khi bác sĩ tiêm thuốc tê vào mô răng và bạn sẽ có cảm giác tê cứng, không đau khi nhổ răng. Sau đó, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu, giúp đông máu.Nhổ răng không đau và răng cần được chăm sóc tốt sau khi nhổ để tránh nhiễm trùng Thông thường, bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ nếu ca nhổ răng đó không khó. Nếu răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu, dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, thì bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và dùng thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm nếu chỗ nhổ răng bị sưng, phù nề. Để tránh nhiễm trùng sau khi nhổ răng thường hay nhổ khôn, bạn cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc sau đây: - Trong 24 giờ sau khi nhổ răng thường hoặc nhổ răng hàm, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng răng mới nhổ. - Sang ngày thứ hai, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm (nhưng không nuốt). - Bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu sau khi nhổ răng, nha sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho bạn. Thêm vào đó, bạn có thể chườm túi đá lạnh lên mặt sau mỗi 15 phút. - Nên uống bằng ống hút, không nên ăn uống đồ ăn nóng, thức uống nóng hoặc lạnh để tránh gây áp lực lên chỗ răng mới nhổ. - Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần. Nếu chỗ nhổ răng vẫn sưng, đau nhiều, chảy máu hay bạn bị sốt thì bạn nên đến phòng khám nha khoa nơi bạn nhổ răng tái khám ngay.