1. longnv

    longnvThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    21 Tháng mười hai 2016
    Bài viết:
    25

    Toàn Quốc Phương pháp xử lý trẻ em chậm nói đúng cách cha mẹ nên biết

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi longnv, 10 Tháng một 2017.

    Trẻ đến 2 tuổi bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được. Nếu trẻ sau 2 tuổi chưa nói được từ nào bị xem là trẻ chậm nói. Cha mẹ cần theo dõi sát sao quá trình phát triển của con mình, nhằm phát hiện sớm trẻ chậm nói và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

    Phuong phap xu ly tre em cham noi dung cach cha me nen biet

    Biện pháp xử lý khi trẻ em chậm nói



    Trẻ chậm nói không còn là vấn đề quá xa lạ trong xã hội. khi xã hội phát triển kèm theo đó là sự bùng nổ của công nghệ là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến chậm nói ở trẻ. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng trẻ chậm nói. Đôi khi, bé gặp phải tình trạng trục trặc ở trong vòm họng như tổn thương lưỡi, hở hàm ếch, dây hãm ngắn… lại là những nguyên nhân làm cho trẻ chậm nói. Vì vậy, cha mẹ phát hiện sớm, cho trẻ tới gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

    Bé gặp trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc châm nói. Đó là lý do vì sao trẻ được đưa đi khám tai mũi họng khi có vấn đề về giọng nói. Trẻ khó nghe cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.



    Biểu hiện nhận biết trẻ chậm nói



    Trong quá trình chăm sóc con cái, cha mẹ cần chú ý về mặt giao tiếp cho trẻ giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau đây cần đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

    -Bé thường sử dụng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp đến khi 18 tháng tuổi.

    -Không bắt chước được âm thanh khi bé 18 tháng tuổi

    -Khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản

    -Chỉ sử dụng lặp đi lặp lại một âm thanh nào đó, không thể sử dụng ngôn ngữ lời nói để trò chuyện

    -Có giọng nói khác thường

    -Chỉ có thể bắt chước âm thanh, hành động, không thể tự mình phát âm được

    -Không sử dụng được điệu bộ, cử chỉ như vẫy tay, bye bye



    Cha mẹ phải làm gì khi trẻ em chậm nói?

    Phuong phap xu ly tre em cham noi dung cach cha me nen biet

    -Nên đọc cho trẻ nghe từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử chỉ, hoặc các hình ảnh hoa văn có thể chạm vào.

    -Tận dụng mọi cử chỉ hành động để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ.

    -Giải thích cho bé những sụ vật, hiện tượng xảy ra xung quanh bé.

    -Hạn chế cho trẻ xem ti vi. Sử dụng smastphone, dành nhiều thời gian trò chuyện với bé, cho bé tham gia các hoạt động tập thể.



    Vì vậy, nếu phát hiện dấu hiệu trẻ chậm nói cần cho bé đi khám và điều trị kịp thời. Trong giai đoạn 2-3 tuổi là thời gian nhạy cảm để bé phát triển nên có thể can thiệt và trị liệu. Hãy hành động sớm để ngăn chặn nguy cơ trẻ chậm nói, để bé yêu của mọi nhà có thể phát triển bình thường. Truy cập suckhoetreem.info để có được các kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ con em mình. Chúc bạn thành công!
     

Chia sẻ trang này