Phong tục thờ cúng của người Hoa có đặc điểm gì? Cách bài trí bàn thờ có gì khác với văn hóa thờ cúng Việt Nam hay không? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp băn khoăn ngay dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé. Tìm hiểu phong tục thờ cúng của người Hoa Là một nước có chung đường biên giới kéo dài với nước ta, số lượng người Hoa sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía nam khá đông đảo nên tạo nên một nền văn hóa đặc sắc. Trong đó phải kể đến là phong tục thờ cúng của người Hoa có nét văn hóa riêng.Phong tục thờ cúng của người Hoa không có nhiều bàn thờ như người Việt Nếu như bàn thờ của người Việt thường có bộ tam sự hay ngũ sự thì bàn thờ của người Hoa chỉ đơn giản có những bát hương và bình hoa, tượng Phật hay di ảnh… Trong khu vực thờ cúng, họ cũng thường hay sử dụng các tượng, vật phẩm phong thủy và thường xuyên thắp đèn trên ban thờ. Bên cạnh đó, người Hoa còn hay thờ cúng nhiều vị thần phụ trợ như: thần Cửa, thần Táo Quân, thần hộ mệnh, thần Tam Quan Độ Đế…Phong tục thờ cúng của người Hoa thờ cúng thêm các thần phụ trợ Cũng như người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên là nghi thức quan trọng của người Hoa. Bàn thờ người Hoa được đặt tại chính gian giữa của ngôi nhà và cũng là nơi tôn nghiêm nhất. Tùy vào từng gia đình mà quy định cúng bái cũng khác nhau. Có nhà thờ 9 đời nhưng có nhà chỉ thờ tới 5 đời hay cũng có nơi chỉ thờ 3 đời. Bên cạnh đó, người Hoa cũng thờ Phật cùng với gia tiên và tinh tưởng vào nhiều yếu tố ma thuật, bùa chú. Họ chia ra làm 3 loại bùa là bùa chú cứu người, bùa chú hại người và bùa chú phòng thủ. Việc sử dụng 3 loại bùa này cũng rất linh họa tùy vào mục đích. Những ngày lễ quan trọng của người Hoa Khác với người Việt, người Hoa không hay làm cúng giỗ nên việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện vào những dịp tết Nguyên đán và các dịp tết khác. Trong đó, ngày mồng 9 tháng 9 và ngày 29 tháng 9, bàn thờ người Hoa sẽ được trang trí trang trọng hơn cả.Người Hoa chỉ chú trọng vào ngày giỗ và tết Người Hoa phát triển buôn bán rất giỏi nên đã hình thành nên tục thờ cúng để tránh rủi ro khi làm ăn, cầu mong mọi sự bình an, thuận buồm xuôi gió. Trong 1 tháng, người Hoa dành ra 4 ngày để thờ cúng và cầu thuận lợi trong làm ăn buôn bán. Những ngày đó, trên bàn thờ người Hoa luôn đầy đủ các vật phẩm tế lễ. Đồ cúng trên bàn thờ của người Hoa Vật phẩm không thể thiếu trong tất cả các dịp lễ của người Hoa đó chính là đĩa trái cây, bình rượu hay trà cùng trà muối, gạo và các món ăn. Trừ những ngày sóc vọng cúng chay thì luôn phải có các món mặn đó là gà/ vịt/ lợn hoặc tôm/ cua/ cá. Vào dịp tết thì cần đầy đủ các lễ vật như bán quai vạt chiên, bánh tổ, bánh chiên may mắn… Bàn thờ được trưng bày từ 30 đến mồng 7 tết. Các lễ vật thường in những câu chúc bình an, may mắn, mong cầu sự sung túc, ấm no. Vào dịp tết thường có thêm câu đối liễn với nội dung mang thông điệp tốt lành, cầu cho vạn sự như ý. Đối với những gia đình buôn bán thì nội dung cầu mong buôn may bán đắt, nhiều tài lộc. Người Hoa cũng có ngày giỗ ông Táo vào 23 tháng Chạp, dâng kẹo mạch nha lên mâm cúng với ý nghĩa: kẹo ngọt sẽ giúp tâm trạng ông Táo vui vẻ hơn và báo cáo những điều tốt đẹp lên Ngọc Hoàng. Người Việt thường không thể thiếu bánh chưng và bánh tét trong ngày tết thì người Hoa lại không thể thiếu bánh tổ và bánh củ cải. Bánh tổ làm bằng bột nếp trộn với nước đường, đổ vào khuôn tròn rồi mang hấp lên. Đây cũng chính là nét đẹp trong phong tục thờ cúng của người Hoa tại Việt Nam. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hi vọng rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về phong tục thờ cúng của người Hoa. Nếu các bạn cần tư vấn thêm các mẫu bàn thờ cúng cho gia đình mình, hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất: Thông tin liên hệ: Hotline: 098.6666.242 – 097.551.6686 Địa chỉ: LÔ 2- BIỆT THỰ 2- VĂN QUÁN- HÀ ĐÔNG Nguồn: https://banthoviet.net.vn/phong-tuc-tho-cung-cua-nguoi-hoa-co-gi-khac-voi-nguoi-viet.html