Phạt trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ không chỉ ngoan hơn, không tái phạm lỗi. Vậy phải làm thế nào để phạt trẻ đúng cách đây? Áp dụng đúng quy tắc thưởng phạt sẽ giúp trẻ có được cuộc sống tốt hơn và con nhanh chóng có được sự trưởng thành.1. Hình thức phạt trẻ phải thích đáng Mục đích của hình phạt là phải thích đáng để bé nhận thức được hành động sai trái của mình từ đó có có sự chuyển biến tốt hơn về mặt nhân cách, chính vì thế hình phạt phải phù hợp với trẻ. Nếu như phạt quá nhẹ sẽ không đủ tính răn đe và trẻ không cảm thấy hình phạt đó hiệu quả đối với mình, phạt phải đúng người đúng tội. Ví dụ như trẻ chơi món đồ chơi an toàn cho bé nhưng con lại cố tình ném chúng, làm vỡ món đồ chơi đó hoặc làm hỏng mặc dù mẹ đã cảnh báo trẻ, trong trường hợp này thay vì cấm bé không được chơi đồ chơi mà chỉ cho trẻ thấy việc con làm hỏng đồ chơi sẽ như thế nào và cấm bé lấy các món đồ chơi khác trong một thời gian để con có thể hiểu được mức độ nghiêm trọng mình đã gây ra. Hình phạt cần thích đáng để trẻ có thể tự sửa chữa sai lầm. Phạt trẻ không hẳn là phải dùng đòn roi mà một ánh mắt, một hành động không bằng lòng cũng là cách để trừng phạt bé. Tuy nhiên đại đa số các bậc cha mẹ đều dùng theo cách là dùng lời nói và hành vi của mình để biểu lộ sự không đồng ý của mình đối với trẻ, các con phần lớn hiểu được đó là hình thức tự phạt, từ đó tự giác thay đổi khuyết điểm.2. Chỉ ra lỗi cụ thể cho trẻ thấy Có thể đối với bố mẹ như thế là sai là không đúng nhưng với bé thì chưa chắc con đã hiểu rằng lỗi mà trẻ mắc phải là sai chính vì thế khi phạt trẻ cần phân tích cho trẻ thấy hành vi của trẻ như thế là không đúng trong trường hợp hay hoàn cảnh đó. Ví dụ như trẻ mang những chiếc xe như xe đạp, xe lắc, xe đẩy cho bé ra ngoài chơi nhưng lại không mang cất chúng vào nhà, bố mẹ nên nói rõ với trẻ nếu như không cất chúng vào đúng nơi quy định thì những chiếc xe này sẽ rất nhanh hỏng, chúng sẽ bị bẩn và có thể mất nếu như bé mang những chiếc xe này ra khỏi khu vực của nhà mình. Nên để trẻ tự hiểu ra vấn đề và cất chúng đi thay vì giải thích cho bé nhưng lại tự mình đi cất đồ như vậy trẻ sẽ không cảm nhận được lỗi của bé mà vẫn cứ tiếp diễn lỗi đó. 3. Thống nhất cách giáo dục đối với các thành viên trong gia đình Có phạt có thưởng, khi khen thưởng thì cần để trẻ cảm thấy sự vui vẻ, hạnh phúc còn khi phạt trẻ cũng cần có thái độ rõ ràng quyết đoán để bé thấy được những sai phạm của mình để con sửa chữa. Sau khi phạt trẻ không nên dùng tiền để an ủi hay cảm thấy việc làm của mình sai trái mà mua cho bé những món đồ bù đắp như vậy sẽ làm cho việc phạt trẻ trở nên không còn tác dụng. Cần thống nhất cách giáo dục cũng như hình phạt đối với trẻ. Khi bố hoặc mẹ phạt trẻ thì cần nhất quán hình phạt, không nên theo kiểu bố phạt mẹ bênh hoặc mẹ phạt bố bênh bởi như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy không sợ hãi khi bé mắc sai lầm vì luôn có người đứng ra bênh đỡ mỗi khi con làm sai. Nếu như bé bị phạt bố hoặc mẹ có thể giải thích cho bé, giúp bé bình tĩnh hơn để nghe giải thích về những lỗi mà con vừa gây ra để trẻ hiểu được như vậy hình phạt mới phát huy tác dụng. Hình phạt chỉ là biện pháp chứ không phải là mục đích chính vì vậy thay vì phạt trẻ nhiều lần thì hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu được vấn đề, khi đã hiểu được vấn đề rồi chắc chắn bé sẽ ít tái phạm hơn. Tuy nhiên cần xem xét kỹ mức gây lỗi của bé liệu có nghiêm trọng hay không, bé làm như thế vì lý do như thế nào, tránh việc không điều tra nguyên nhân mà đã phạt trẻ dẫn đến những hậu quả không đáng có.Nguồn: https://subin.vn/tin-tuc/phat-tre-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-nhat.html