1. thanglongvictory

    thanglongvictoryThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2014
    Bài viết:
    19

    Phát hiện và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi thanglongvictory, 3 Tháng sáu 2015.

    Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.


    Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ?

    Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

    Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.


    Những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

    Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau:

    - Các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ.

    - Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

    Cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của u hố sau, u lành tính trong ống sống cổ. Chính vì vậy khi có những biểu hiện khác thường ở đốt sống cổ phải đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có kết luận và hướng điều trị đúng đắn.

    Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.

    Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt…

    Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.


    Để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

    Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ…

    Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng.

    Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày.

    Cần phải sử dụng điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức như thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.

    Như đã nói đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, vì vậy đối với các diễn viên xiếc, những người làm nghề có sự tác động nhiều đến vùng gáy, cổ, sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc.

    Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.


    Xem thêm:

    >> Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị

    >> Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt nhất

    >> Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì
     

Chia sẻ trang này