1. sangdv291

    sangdv291Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    14 Tháng một 2015
    Bài viết:
    157

    Toàn Quốc Phát hiện sớm bệnh cao huyết áp từ những dấu hiệu

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi sangdv291, 14 Tháng tư 2016.

    Phát hiện sớm bệnh cao huyết áp từ những dấu hiệu



    Phát hiện và xử trí cơn tăng huyết áp cấp tính


    Tăng huyết áp là một bệnh rất thường gặp và ngày nay đã trở thành một vấn đề xã hội.


    p10407 Phát hiện và xử trí cơn tăng huyết áp cấp tính

    Theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80, tỷ lệ người lớn bị Tăng huyết áp là 11% và theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh/thành phố trên cả nước, tỷ lệ này là 25,1%.


    Tăng huyết áp có thể gây nguy hiểm ngay cho bệnh nhân nhưng cũng có thể âm thầm ảnh hưởng đến các cơ quan đích như tim, não, thận, mắt, gây ra những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

    >>> Xem thêm thông tin về Benh cao huyet ap
    Phat hien som benh cao huyet ap tu nhung dau hieu
    Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.


    Tăng huyết áp cấp cứu là tình huống tăng huyết áp kèm theo các biến chứng nặng cần phải hạ huyết áp xuống tức thì để tránh tổn thương các cơ quan đích, thường huyết áp trên 200/100mmHg. Các tình huống thường gặp trong tăng huyết áp cấp cứu:

    >>>Giải đáp Cao huyết áp nên ăn gì

    Bệnh não do tăng huyết áp.

    Tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

    Tăng huyết áp và đau ngực không ổn định.

    Tăng huyết áp kèm tách thành động mạch chủ.

    Suy tim trái cấp do tăng huyết áp.

    Tăng huyết áp kèm xuất huyết dưới nhện và xuất huyết não.

    Cơn tăng huyết áp trong u tủy thượng thận.

    Tăng huyết áp do dùng các thuốc kích thích (cocain, amphetamin…)

    Tăng huyết áp quanh phẫu thuật.

    Tăng huyết áp trong tình trạng sản giật và tiền sản giật.

    Nguyên tắc xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu

    >>> Thông tinChỉ số huyết áp

    Xử trí khẩn trương, theo dõi sát. Bệnh nhân phải được nhập viện và theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa tim mạch và cấp cứu.

    Dùng các thuốc hạ huyết áp đường truyền tĩnh mạch. Việc lựa chọn thuốc cụ thể tùy từng trường hợp có liên quan đến các bệnh kèm theo và các tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân, theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

    Mức độ hạ huyết áp tùy từng trường hợp cụ thể.

    Các thuốc điều trị tăng huyết áp đường tĩnh mạch


    Trong các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, cần được điều trị giảm huyết áp nhanh chóng, nhưng không cần trở về bình thường ngay, nhất là ở những bệnh nhân bị tai biến mạch não kèm theo.


    Trường hợp bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ cần đưa huyết áp xuống mức thấp nhất có thể. Sau khi qua cơn tăng huyết áp cấp cứu, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi và điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ.


    Sau khi đã qua cơn tăng huyết áp cấp tính, bệnh nhân cần được đánh giá lại tình trạng toàn thân, các tổn thương cơ quan đích và các yếu tố nguy cơ kèm theo để được theo dõi, tư vấn và điều trị lâu dài, tránh các biến chứng.
     

Chia sẻ trang này