Lợn mán có lông màu đen hoặc hơi vàng, khả năng sinh sản kém mỗi lứa chỉ để được khoảng 6 – 9 con, trọng lượng thấp. Nếu thả rộng để chúng tự đi kiếm thức ăn, thì lợn chỉ nặng tầm 10kg – 30kg trong một năm, còn nếu nhốt lợn trong chuồng rồi chăn nuôi theo cách cũ của người dân thì lợn cũng chỉ được 30kg – 40kg thôi. Loại lợn này dễ nuôi, ít nhiễm bệnh dịch. Nên mọi người chỉ cần lưu ý những kỹ thuật sau đây là được.1. Chọn giống lợn mán:Giống lợn mán thì ta hãy chọn những con có da, lông mịn, bóng mượt, khỏe mạnh, mắt tinh và đi lại nhanh nhẹn. Lợn cái phải có số vú đều nhau, lộ rõ âm hộ phát triển bình thường. Khu vực chăn thả lợn phải được rào quanh, chọn nơi cao ráo nhất trong vườn để làm chuồng, nền nên láng bằng xi măng, mái thì lợp bằng lá gianh hay lá cọ để chuồng mát mẻ khi mùa hè và ấm áp về mùa đông, tránh ẩm ướt và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào lợn vì sẽ dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe của lợn, để lá chuối khô hay rơm trong chuông để chúng tự lót ổ. Khi đến kì động dục lợn thường tự phối giống lẫn nhau, chu kì mang thai của nó là 100 – 120 ngày.2. Kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng lợn mán:Lợn mán con khi đẻ phải được lau khô toàn thân bằng vải màn mềm sạch. Khi lợn đẻ xong con cuối cùng thì tiến hành bấm bỏ nanh, cắt rốn và cố định bầu vú cho lợn con nên cho những con lợn bé hơn bú vú trước và những con lợn to hơn bú vú sau, vì vú trước sẽ nhiều sữa hơn vú sau. Trong thời kì này cần cho lợn mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ sữa cho những con lợn con. Vệ sinh chuồng trại lợn sinh sống của lợn mán thật sạch tránh các loại bệnh hoặc ốm và chập phát triển. Thả chúng chỗ thoáng mát và đã được rào kỹ hay những đồi núi quanh nhà để chúng được phát triển tự nhiên, thì thịt lợn mán săn chắc và thịt thơm hơn so với lợn lán bị nhốt trong chuồng. Theo dõi tình trạng của lợn mán hàng ngày để biết được các dấu hiệu của bệnh hay sự phát triển chậm để xử lý ngay.>>> Xem chi tiết: Kỹ thuật chăn nuôi lợn mán thành công