Ninh Bình chung tay phát triển nghề truyền thống Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình, UBND xã Thượng Kiệm (huyện Kim Sơn) và Xí nghiệp tư doanh Chiếu Cói Quang Minh khởi động tổ chức thực hiện dự án đào tạo nghề đan cói, bèo, bẹ chuối xuất khẩu cho khoảng 400 lao động tại địa phương… Nghề đan cói, bèo, bẹ chuối là nghề truyền thống của huyện Kim Sơn hiện đang được Xí nghiệp tư doanh cói xuất khẩu Quang Minh sản xuất và mở rộng tại xã Thượng Kiệm, Thị trấn Phát Diệm và một số xã lân cận của huyện Kim Sơn. Đây là sản phẩm sản xuất và chế biến từ những nguồn nguyên liệu rất sẵn có của địa phương và là một trong những thị trường rất tiềm năng, hợp với xu hướng phát triển thúc đẩy kinh tế địa phương… Cây cói là cây công nghiệp có giá trị cao đối với vùng bãi bồi ven biển, với nhiều vùng bãi bồi ven biển rất thuận lợi cho việc trồng cói nguyên liệu vừa có giá trị về kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái là cây trồng rất quen thuộc của người dân vùng ven biển huyện Kim Sơn của Ninh Bình, Hải Hậu của Nam Định, Nga Sơn của Thanh Hóa là nơi có sản lượng trồng cói lớn, với năng suất cao, nên rất thuận tiện cho việc mua và vận chuyển nguyên liệu. Cây chuối, bèo cũng là cây trồng quen thuộc, dễ trồng ở nhiều vùng đất. Như đất bãi, ao, hồ, vùng đồi núi, trồng rộng rãi trong dân. Vùng nguyên liệu này sẵn có ở tất cả các tỉnh trong cả nước như Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương nhất là các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Ngoài các thu nhập chính còn là nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2009 mặc dù nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thủ công của Ninh Bình vẫn giữ được ổn định sản xuất và năm 2010 đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu có số lượng lớn giá trị hơn 100 tỷ đồng…Sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong những năm qua có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu giúp xóa đói giảm nghèo do có khả năng thu hút nhiều lao động. Có thể nói, hàng thủ công mỹ nghệ từ cói và các loài nguyên liệu như bẹ chuối, bèo còn nhiều tiềm năng, nhu cầu chưa bị giới hạn, do tuổi thọ và vòng đời sản phẩm ngắn. Bên cạnh đó xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị lớn có thể coi là ngành mũi nhọn của địa phương để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2010 – 2015… Dự án đào tạo nghề đan cói, bèo, bẹ chuối xuất khẩu thực hiện theo quyết định Bộ Công Thương về việc giao kế hoạch kinh phí Khuyến công quốc gia năm 2010, nhằm hỗ trợ địa phương đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động ổn định cuộc sống… Cùng với sự chuẩn bị tích cực cho công tác, mở lớp đào tạo, sự phối kết hợp giữa Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, UBND xã Thượng Kiệm và Xí nghiệp tư doanh Chiếu Cói Quang Minh với kinh nghiệm của mình thời gian qua các bên đã thực hiện các nội dung, chương trình giảng dạy, tiến hành chiêu sinh, tuyển chọn những người có nhu cầu, tâm huyết với nghề để tổ chức thực hiện dự án đào tạo nghề đan cói, bèo, bẹ chuối xuất khẩu Mặc dù chưa trực tiếp xuất khẩu, nhưng đến nay sản phẩm cói phát triển thêm các sản phẩm đan từ bèo, bẹ chuối của Xí nghiệp Quang Minh đã lưu hành trên toàn quốc và “có mặt” ở nhiều nước trên thế giới Pháp, Đức, Hàn Quốc, Mỹ rất ưa chuộng và là nghề có nhiều triển vọng có khả năng giải quyết được một bộ phận lớn lao động trong tỉnh nhất là trong lúc nông nhàn giúp xóa đói giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn. Ông Nguyễm Văn Quang – Giám đốc Xí nghiệp chiếu cói Quang Minh cho biết, sự hỗ trợ trong đào tạo lao động của dự án không chỉ giúp người dân có nâng cao tay nghề, cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy một ngành nghề thủ công nghiệp vốn là thế mạnh của địa phương. Là đơn vị trực tiếp tham gia thực hiện dự án, chúng tôi cũng có điều kiện tốt hơn trong việc phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm…