Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, amidan có vị trí đặc biệt, nằm ở cửa ngõ giữa đường thở và đường ăn uống nên rất dễ bị viêm nhiễm khi có những sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, hóa chất, khói bụi, vệ sinh răng miệng họng kém, cơ thể có sức đề kháng kém… Nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị viêm amidan cấp tính, nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn tới viêm amidan mãn tính. Một trong những tình trạng khá thường gặp khi trẻ bị viêm amidan là viêm amidan hốc mủ. Viêm amidan hốc mủ là một trong những bệnh tai mũi họng có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, gặp ở bất cứ giới tính nào nhất là với trẻ nhỏ khi sức đề kháng của trẻ còn yếu và phải sống trong môi trường ô nhiễm. Xem thêm: + Viêm amidan cấp là gì+ Phẫu thuật cắt amidan như thế nào Một trong những triệu chứng đáng chú ý khác là ho. Ngoài ra, trẻ bị viêm amidan hốc mủ còn có thể có hơi thở hôi. Bác sĩ khám sẽ thấy viêm mạc họng, viêm đỏ hay amidan sưng to, xuất hiện một lớp mụn trắng trên bề mặt amidan. Lớp mụn trắng này có thể lấy ra dễ dàng, không chảy máu hay tan trong nước. Những triệu chứng của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em không khó để nhận biết nhưng thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý tai mũi họng khác.2. Nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ ở trẻ em Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ ở trẻ em nhưng có một vài nguyên nhân chính như: – Đầu tiên là do vị trí và cấu trúc của amidan: Về cấu trúc, amidan có nhiều khe, hốc đồng thời nằm ở ngã tư đường ăn và đường thở, lại liên tục phải tiếp xúc với virus, vi khuẩn… khiến cho các cơ quan này dễ bị viêm nhiễm. Cùng với đó, khi thức ăn và các chất đi qua họng dễ vướng mắc vào các hốc amidan và tạo thành các khối mủ bã đậu ở amidan. – Môi trường ô nhiễm, thời tiết tiêu cực khi thay đổi liên tục cùng với nhiều tác nhân bên ngoài… khiến amidan bị viêm nhiễm. Đặc biệt, trẻ dễ bị viêm amidan hốc mủ nhất là vào mùa đông hoặc thời điểm giao mùa. Viêm amidan hốc mủ thường xuất hiện ở trẻ em do sức đề kháng của trẻ khá yếu. Chỉ cần một tác động rất nhỏ từ bên ngoài cũng khiến cho cơ thể bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. – Một số bệnh lý liên quan tới tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm mũi, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi vận mạch… khiến cho các chất xuất tiết chảy xuống họng, tác động trực tiếp vào amidan và gây tổn thương vùng này. – Việc vệ sinh của trẻ không sạch sẽ, ăn uống không đảm bảo cũng là một nguyên nhân. – Do sức đề kháng suy giảm. – Do viêm amidan cấp tính lâu ngày làm mủ tích tụ ở amidan dẫn tới amidan hoc mu man tinh.3. Những biến chứng của viêm Amidan cấp mủ Viêm amidan cấp mủ ở trẻ em nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể dẫn tới một số biến chứng như viêm cầu thận cấp, viêm tai, viêm xoang, viêm mũi, thanh khí phế quản cấp tính, viêm amidan mạn tính… Một số biến chứng xa của viêm amidan cấp mủ ở trẻ em có thể kể đến như viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy, áp xe quanh amidan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng…4. Cách chữa trị viêm amidan cấp mủ ở trẻ em Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, trẻ em bị viêm amidan hốc mủ cần đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám để biết chính xác tình trạng, từ đó có cách giải quyết tốt nhất, tránh để bệnh có những biến chứng hay tiến triển thành mãn tính. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ được chỉ định chữa viêm amidan cấp mủ bằng thuốc kháng sinh. Kèm theo đó, cha mẹ phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ vùng họng để giảm thiếu tối đa nguy cơ mắc bệnh của trẻ.Bệnh viện Đa khoa An Việt Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Hà Nội Hotline: 1900 2838 #benh_vien_an_viet #khoa_tai_mui_hong_an_viet #khoa_tai_mui_hong_benh_vien_an_viet #1e_truong_chinh_ha_noi