Nhờ Giáo Viên Chọn Đàn ! Nên Hay Không ? Giáo viên là một trong những ghề cao quý, phải công nhận rằng giáo viên dạy nhạc ( chân chính ) lại càng quý hơn nữa.Việc nhờ giáo viên mua đàn cho con em mình đứng ở góc độ phụ huynh là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ . Trước hết ta phải biết một Giáo viên Piano là những người được đào tạo để chơi Piano (nghệ sỹ) và giảng dạy Piano (sư phạm),và nó khác hoàn toàn với lĩnh chúng tôi (kỹ thuật Piano ). Vì vậy, bạn cần biết việc kiểm tra, căn chỉnh, phục chế đàn Piano thuộc về chuyên ngành kỹ thuật và nó khác với việc soạn nhạc, chơi đàn Piano của các nhạc sỹ, giáo viên. Sau nhiều năm bán đàn, tôi đã gặp rất nhiều tình huống bi hài chuyện phụ huynh học sinh nhờ giáo viên đến chọn đàn cho con em mình. Đúc kết ra để chia sẻ cho phụ huynh sau nhiều năm tâm huyết : Có 2 vấn đề trước khi mua đàn Piano mà chúng ta gặp phải : Thứ Nhất : Loại đàn piano mà chúng ta muốn mua là loại nào, giá trong khoảng nào. Thứ hai : Khi đã xác định được thì vấn đề ở đây là làm sao để lựa chọn được 1 cây đàn tốt, tiếng ha.Và vấn đề nằm ngay ở đây. Thường thường việc chọn đàn phụ huynh không được tự tin lắm, họ thường nghĩ giáo viên chơi được đàn, dạy được con em mình thì sẽ biết được chiếc đàn nào hay chiếc đàn nào dở và giao phó cho giáo viên chọn đàn thay cho mình. Nhưng đa số giáo viên đến chọn đàn họ chỉ chọn được những chiếc đàn âm thanh có thể nói là hay, nhưng là hay theo gu của họ( Sở thích ), chứ họ không dành lắm về một cây đàn tốt một cách tổng thể về âm thanh đến máy móc bên trong đàn. nói một cách dễ hiểu là họ giống như là người đi nhiều chiếc xe máy thì biết được chiếc xe nào êm, đầm chứ không phải là người sửa xe máy để biết được chiếc xe nào máy đang còn tốt và mua về thì dùng được lâu . Và chúng ta cần hiểu một điều nữa là chỉ có đàn âm thanh tốt hoặc âm thanh lỗi chứ không có đàn âm thanh hay hoặc dở. Đàn âm thanh lỗi là những cây đàn đã cũ và được mông má bởi những người kém kỹ thuật (chủ yếu nhằm tân trang vẻ ngoài chứ không chú trọng máy móc bên trong) nên bộ máy căn chỉnh không đều, dẫn đến âm sắc không đồng bộ, hoạt động kém trơn tru…, đó là việc mà người giáo viên Piano (thật) có thể nhận ra được và đó cũng là điều duy nhất mà họ có thể giúp bạn. Điều đáng nói là phần lớn những bước quan trọng trong phương pháp kiểm tra một cây đàn Piano lại nằm ở các chỗ khác, như là máy móc cây đàn đã bị thay thế chưa, linh kiện có xịn không, các chốt lên dây còn vững chắc không, các bộ phận chi tiết nhỏ nằm khuất phía trong máy có hỏng hóc không, đã chỉnh đúng cách chưa v.v và v.v…, những việc đó có thể nói hầu hết giáo viên, nghệ sỹ piano không hề biết. Xin chia sẽ với phụ huynh là .Hiện nay có một số không ít các “giáo viên” mà họ có mối quan hệ quen biết (hay còn gọi là quan hệ làm ăn) với hầu hết các hiệu đàn. Khi người mua đàn nhờ tới họ, họ sẽ liên lạc với những hiệu đàn để thỏa thuận về giá, về hoa hồng và đôi khi còn nâng giá trị thực của cây đàn lên nhiều. Quá trình này sẽ giúp vị “giáo viên” biết được họ sẽ kiếm lời nhiều nhất từ cửa hàng nào. Sau cùng, họ dẫn người mua (bây giờ là con gà) đến một vài nơi, khen chê có vẻ vô tư và chắc chắn sẽ mua ở nơi mà mang lại cho họ nhiều lợi nhuận nhất. Những người này thường không được các cửa hàng đàn gọi là giáo viên mà gọi là “chân gỗ”. Bạn đừng biến mình thành nạn nhân của “chân gỗ”. Lại nói về những vị phụ huynh thường cho rằng người họ đang thuê để dạy Piano cho con cái mình là giáo viên Piano. Trên thực tế, một số người học đàn Nhị và đi dạy Piano, nhưng như thế còn tốt nếu biết rằng có cả một số người chẳng được đào tạo ở đâu cả (mầy mò tự học và chơi được một số bài) cũng đi dạy Piano. Sự lẫn lộn giữa một người nhận dạy Piano (kể cả đó là một sinh viên đang học piano) và một giáo viên Piano ngày nay tương đối phổ biến. Những người như thế (không được đào tạo hoặc đào tạo khác chuyên ngành hoặc đang là sinh viên…) và được nhầm tưởng là giáo viên thì nhờ họ đi xem đàn chẳng khác với việc bạn tự xem thậm chí còn nguy hại hơn theo cái lối của một số gia đình bệnh nhân không tin vào thầy thuốc mà tin vào thầy bói chẳng hạn (ấy là chưa kể đến việc họ có là “chân gỗ” hay không !) . Mặc dù vậy, tôi cũng có biết một số (rất hiếm) giáo viên tốt (tất nhiên còn cả những người mà tôi chưa biết), họ đi xem đàn giúp cho người quen của mình và xem có trách nhiệm, hay nói hay, dở nói dở, không biết nói không biết (chứ không tỏ ra biết tuốt). Tất nhiên, các cửa hàng sau đó vẫn tự nguyện biếu họ một vài phần trăm với sự trân trọng. Lúc đầu, họ cương quyết không nhận, nhưng sau khi nghe giải thích thì họ nhận dù chẳng bao giờ đặt nó lên bàn cân, đặc biệt không bao giờ vì tiền mà nói xấu thành tốt. Trong thời buổi công nghệ thông tin này bạn hãy là người mua Piano thông minh có google là có tất cả , trước khi mua ( piano ) hãy tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được cây đàn tốt âm thanh hay .nếu cần nhờ đến một giáo viên, phải chấp nhận những hạn chế của họ trong lĩnh vực kỹ thuật và đặc biệt phải biết rõ về tư cách của người bạn định nhờ. Nếu không, hãy tự mình quyết định .