Nhãn tiết kiệm năng lượng trên sản phẩm sử dụng năng lượng I- Đơn vị thử nghiệm Các phòng thử nghiệm sau đây sẽ được xem xét, chỉ định thử nghiệm sản phẩm sử dụng năng lượng để làm cơ sở chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng: 1. Phòng thử nghiệm chuyên ngành đã được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống VILAS hoặc bán máy phát điện 3 pha các phòng thử nghiệm đã được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC và APLAC); 2. Phòng thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống VILAS nhưng có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng được Bộ Công nghiệp tổ chức kiểm tra, đánh giá và chỉ định thực hiện chức năng thử nghiệm sản phẩm sử dụng năng lượng để dán nhãn tiết kiệm năng lượng, cụ thể như sau: a) Về năng lực chuyên môn: - Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật năng lượng bậc cao đẳng trở lên và bán máy phát điện 3 pha cũ có ít nhất hai năm kinh nghiệm thử nghiệm; - Có Lãnh đạo phòng thử nghiệm tốt nghiệp bậc đại học trở lên các ngành kỹ thuật năng lượng và có ít nhất ba năm kinh nghiệm thử nghiệm. b) Về trang thiết bị và tiêu chuẩn thử nghiệm: - Thiết bị thí nghiệm phải đảm bảo hoạt động tốt, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn đúng theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử nghiệm; - Đầy đủ các trang thiết bị và phương pháp thử nghiệm phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm và các tiêu chuẩn khác do Bộ Công nghiệp quy định bổ sung theo từng thời kỳ; - Tài liệu về tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm phải thể hiện bằng tiếng Việt. c) Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý hồ sơ bao gồm: - Hồ sơ đào tạo nhân viên thử nghiệm; - Hồ sơ theo dõi việc kiểm định, hiệu chuẩn, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị thử nghiệm; - Hồ sơ lưu giữ kết quả thử nghiệm. 3. Bộ Công nghiệp thừa nhận kết quả thử nghiệm của các phòng thử nghiệm được chứng nhận theo hệ thống IECEE Schemes. 4. Nguyên tắc chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng a) Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hoá đối với các yêu cầu về tiêu thụ năng lượng của sản phẩm. b) Việc thử nghiệm mẫu điển hình phải tiến hành tại phòng thử nghiệm được chỉ định. c) Giám sát hàng hoá sau chứng nhận mức tiết kiệm năng lượng tại cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hoặc trên thị trường. II- Trình tự chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng 1. Chuẩn bị Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn để dán nhãn có nhu cầu được chứng nhận và dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho sản phẩm cần thực hiện các bước sau đây: a) Lấy mẫu: Doanh nghiệp lấy mẫu điển hình của hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định và gửi tới phòng thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm; b) Thử nghiệm: Phòng thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm thử nghiệm sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn tương ứng và cấp phiếu kết quả thử nghiệm đúng chủng loại sản phẩm đã thử nghiệm cho doanh nghiệp; c) Lập hồ sơ kỹ thuật: Hồ sơ kỹ thuật do doanh nghiệp lập bao gồm các tài liệu sau: - Hồ sơ thiết kế sản phẩm; - Các thông số kỹ thuật của hàng hoá, đặc biệt là các thông số về chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng; - Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá và công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm tiết kiệm năng lượng; - Nhãn hàng hoá; - Các giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về hệ thống quản lý chất lượng, chất lượng sản phẩm, đặc tính kỹ thuật (nếu có). 2. Đăng ký Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng gửi về Bộ Công nghiệp bao gồm: a) Tờ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng (theo mẫu ); b) Hồ sơ kỹ thuật (nêu tại điểm c, khoản 1); c) Phiếu kết quả thử nghiệm bản chính được cấp bởi đơn vị quy định tại phần Đơn vị thử nghiệm hoặc bản sao hợp lệ với thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày cấp. Thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc dán nhãn sản phẩm tiêu thụ năng lượng được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công nghiệp. 3. Xem xét và đánh giá hồ sơ Việc xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký được thực hiện theo các bước sau: a) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, Bộ Công nghiệp xem xét sự phù hợp của các tài liệu trong hồ sơ với yêu cầu của việc chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nếu hồ sơ phù hợp thì chuyển sang đánh giá kỹ thuật, trường hợp hồ sơ không phù hợp, Bộ Công nghiệp sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hoàn chỉnh; b) Đánh giá kỹ thuật: Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng được chuyển sang đánh giá kỹ thuật, Bộ Công nghiệp sẽ tiến hành đánh giá sự phù hợp của phiếu kết quả thử nghiệm với hồ sơ kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm đạt được so với các tiêu chuẩn đã công bố; chất lượng sản phẩm so với mức trung bình của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trường hợp kết quả đánh giá đạt, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Bộ Công nghiệp thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết, nêu rõ lý do không đạt để doanh nghiệp có biện pháp khắc phục trong thời hạn chín mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp hết hiệu lực và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký lại từ đầu. III- Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng 1. Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được phép dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng theo đúng chủng loại sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được Bộ Công nghiệp cấp chứng nhận. 2. Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được cấp cho doanh nghiệp với thời hạn tối đa là ba năm. 3. Mẫu Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này. IV- Dán nhãn tiết kiệm năng lượng 1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp thực hiện in nhãn tiết kiệm năng lượng tại cơ sở in do Bộ Công nghiệp chỉ định và dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng lên sản phẩm sử dụng năng lượng đã đăng ký theo mức tiết kiệm năng lượng xác định trong giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được cấp. 2. Nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng phải in theo mẫu do Bộ Công nghiệp quy định tại Phụ lục của Thông tư này. 3. Nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng được in, dán trên sản phẩm hoặc bao gói sản phẩm phải có kích thước phù hợp, không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. 4. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp không được tiếp tục dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng lên sản phẩm của mình và phải đăng ký chứng nhận lại. V- Chứng nhận lại 1. Doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận lại khi giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hết hiệu lực; tiêu chuẩn đánh giá có thay đổi hoặc máy phát điện cummins hàng hoá đánh giá đã được chứng nhận có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng. 2. Sản phẩm hàng hoá chứng nhận lại nếu đạt các yêu cầu theo quy định tại Thông tư này sẽ được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng mới. Nội dung và thủ tục chứng nhận lại được thực hiện như chứng nhận lần đầu.