Hai nguyên nhân chính gây ngực chảy xệ 1. Ngực chảy xệ sau sinh Khi mang thai và sinh con, bộ ngực sẽ căng giãn ra to hơn bình thường do hoạt động của các tuyến sữa. Sau khi tuyến sữa ngừng hoạt động thì ngực sẽ nhỏ đi nhưng vùng da ngực trước kia đã giãn ra thì không thu nhỏ lại mà chảy xệ xuống.2. Quá trình lão hóa làm ngực chảy xệ Cũng giống như da mặt, vùng da xung quanh bầu ngực theo thời gian sẽ bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi nâng đỡ da và các mô tuyến bên trong. Ngoài ra dây chằng gắn ngực và thành ngực cũng bị yếu đi và giãn ra do trọng lực. Hai nguyên nhân chính kể trên cộng với các yếu tố thay đổi hormone, những biến động về cân nặng tăng, giảm đột ngột càng làm cho ngực xệ nhiều hơn theo thời gian. Các chuyên gia chia làm 3 cấp độ chảy xệ là: nhè, vừa và nặng.Cấp độ 1 – chảy xệ nhẹ: núm vú nằm ngang chân ngựcCấp độ 2 – chảy xệ vừa: toàn bộ phần quầng vú nằm dưới từ 1 – 2cm so với chân ngựcCấp độ 3 – chảy xệ nặng: toàn bộ phần quầng vú nằm dưới từ 2 – 3cm hoặc nhiều hơn so với chân ngựcChị em có thể dùng một cây bút và thước kẻ để tự mình xác định cấp độ chảy xệ của mình. Dù ở cấp độ chảy xệ nhẹ thì cũng nên đến bác sĩ thẩm mỹ để thăm khám và tư vấn phương pháp nâng ngực chảy xệ để khắc phục nhanh chóng vì một khi ngực đã chảy xệ thì chũng sẽ sa trễ cực nhanh. Có 4 đường mổ chính trong nâng ngực chảy xệ gồm: hình trăng khuyết, hình tròn quanh quầng vú (bánh rán), hình kẹo mút, hình mỏ neo. Mỗi một đường mổ đều để lại sẹo nhất định nhưng nếu ngực chỉ sa trễ ở mức độ nhẹ và vừa thì có thể áp dụng đường mổ hình trăng khuyết, hình tròn để giảm tối đa sẹo. Trong một số trường hợp, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tư vấn chị em nên kết hợp thêm việc đặt túi ngực để kết quả nâng ngực chảy xệ hoàn hảo và tăng size ngực theo ý muốn. Nguồn: Nâng ngực chảy xệ ở đâu