1. sieuthidien

    sieuthidienThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    23 Tháng năm 2016
    Bài viết:
    100

    Toàn Quốc Nguyên lý hoạt động plc mitsubishi

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi sieuthidien, 9 Tháng chín 2016.

    Plc mitsubishi hoạt dộng dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau.

    CPU điều khiển các hoạt động bên trong của PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

    Nguyen ly hoat dong plc mitsubishi


    Như vậy, với chương trình điều khiển sẵn có bên trong, PLC trở thành một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán, đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh.
    Để thực hiện được một chương trình điều khiển, plc mitsubishi phải có tính năng như một máy tính, phải có bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ để lưu các chương trình điều khiển, các cổng ghép nối với các đối tượng điều khiển và môi trường xung quanh.

    Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu song song:

    - Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.

    - Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.

    - Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điều khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.

    Dựa trên nguyên tắc hoạt động của thiết bị trong hệ thống hoạt động theo nguyên lý plc mitsubishi:


    * Thiết bị thăm dò : chỉ có chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạt động của bộ phận chấp hành rồi báo về bộ điều khiển, chịu sự điều khiển của mạch điều khiển chính. Thiết bị thăm dò không có chức năng đưa ra lệnh điều khiển.
    * Bàn điều khiển : có các phím chức năng để người sử dụng đưa ra các yêu cầu điều khiển, xử lý dưới dạng ngôn ngữ của máy.
    * Bảng mạch điều khiển chính MCB (Main Control Board) : có chức năng tập hợp các yêu cầu đưa vào, thu nhận tín hiệu thăm dò rồi tiến hành xử lý những thông tin đó, gửi tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện.
    * Thiết bị điện ( cơ cấu chấp hành) : có chức năng thực hiện các công việc, yêu cầu của xử lý mà bảng mạch điều khiển đưa đến.
    * Nguồn : có chức năng cấp nguồn cho các thiết bị, các bộ phận hoạt động. Sự cấp nguồn có thể chịu sự điều khiển của bảng mạch chính.

    PLC thực chất chạy bằng mã máy với hệ thống số nhị phân, do đó tốc độ quét vòng chương trình có thể đạt đến vài phần ngàn giây, các Software dùng để lập trình PLC tích hợp cả phần biên dịch. Các dòng lệnh khi lập trình chúng ta đưa từ chương trình vào thì trình biên dịch sẽ chuyển đổi sang mã máy và ghi từng bit “0” hay bit “1” lên đúng vào vị trí có địa chỉ đã được quy ước trước trong PLC lên PC được thực thi xảy ra ngược lại và trình biên dịch đã làm xong nhiệm vụ của mình trước khi trả chương trình lên Monitor..
     

Chia sẻ trang này