1. cheenhs

    cheenhsThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2016
    Bài viết:
    15

    Hà nội Ngụy kiệu tướng quân - 1 vở diễn không thể quên

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi cheenhs, 14 Tháng ba 2017.

    Bà Triệu là một con phố thân quen nằm dọc trên tuyến phố lớn giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nhưng câu truyện lịch sử về bà hiện nay vẫn được lưu truyền và có một vở kịch về bà vẫn được giới Cải Lương diễn rất nhiều lần đó chính là vở kịch : Ngụy kiều tướng quân.
    Bà Triệu (chữ Hán: 婆趙), còn được gọi là Triệu Ẩu (趙嫗), Triệu Trinh Nương (趙貞娘), Triệu Thị Trinh (趙氏貞), Triệu Quốc Trinh (225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
    Nguy kieu tuong quan 1 vo dien khong the quen
    NSƯT Diệu Hiền trong vai Triệu Thị Trinh
    Bối cảnh của vở kịch là thời điểm sau khi Hai Bà Trưng đã qua đời, nước ta lại bị đô hộ bởi quân phương Bắc. Khi đó nhà Đông Ngô do Tôn Quyền làm chủ đang là người thống trị. Vào năm 226, Triệu Thị Trinh ra đời ở quận Cửu Chân (Thanh Hóa hiện nay). Mồ côi cha mẹ nên cô được người anh ở vùng núi Quan Yên dạy võ ngay từ khi còn nhỏ. Đến năm 22 tuổi bà và anh mình đã phất cờ khởi nghĩa đánh quân Đông Ngô. Không may khi vẫn còn đang tiến quân, người anh của bà đã ra đi, mọi người liền tôn bà là chủ tướng và gọi là Ngụy kiều tướng quân bởi lẽ bà mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, cưỡi voi đánh mọi loại quân cùng tài nghệ bắn cung trăm phát trăm trúng khiến quân địch phải khiếp sợ. Tướng quân sánh đôi với bà trong vở kịch là tướng Lê Minh, người bạn thân từ nhỏ của bà, lớn lên hai người cũng có tình ý nhưng phải gác lại đợi ngày chiến thắng quân thù. Được bà tin tưởng, Lê Minh được giao phó nhiệm vụ trà trộn vào hàng ngũ quân địch để gây chia rẽ nội bộ cũng như có thể tìm được điểm yếu. Vở kịch thể hiện được rất rõ cảnh chia tay bịn rịn, quan tâm đến nhau của cặp đôi này. Sau những chiến thắng lớn nhỏ làm khán giả hết mực khen ngợi, đến cuối vở kịch lại trở nên bi đát khi Lê Minh bị phát hiện là gián điệp trong vòng vây quân thù, vẫn cố gắng cầm cự chiến đấu đến cùng và chết trong tư thế đứng thẳng giữa lớp địch hung hãn. Cảm xúc của vợ kịch được đưa đến tột độ khi Bà Triệu đến nơi và chỉ kịp vuốt mắt người bạn thanh mai trúc mã của mình mà không kịp nói lời nào. Đau thương đến thế, bà bật lên câu vọng cổ khiến người xem không khỏi xúc động : “Lê Minh ơi ngày đưa tiễn năm xưa ta có hẹn khúc khải hoàn ca uống chung rượu đào để thưởng công người dũng tướng. Sao người vội vã bỏ ra đi khi lửa đao binh vừa tắt lịm chốn sa... trường. Đất trời cửa Diên An sao trĩu nặng căm hờn. Chiến công thầm lặng của người anh quý mến, sao ta nghe như có nụ cười hòa nước mắt ở lòng ta. Da ngựa bọc thây cơn quốc biến. Anh hùng hồ thủy vẹn tình trai. Xin hãy cho tôi vài phút giây nín lặng. Vuốt mặt người trai son sắt vẹn câu thề”.
    Qua vở kịch, ta có thể cảm nhận được một phần về lòng quyết tâm, ý chí của Bà Triệu Thị Trinh cùng với đoàn quân cùng với cảm xúc thăng trầm sau khi thắng trận và khi biết tin đồng đội mình ngã xuống. Nhân vật qua sự thể hiện của NSƯT Diệu Hiền lột tả được sự chân thật, bi tráng của nhân vật cùng với chất giọng khỏe khoắn khiến mọi người khó có thể quên. Vở kịch sắp tới cũng được thể hiện trong chương trình Ngoi sao Cai Luong diễn ra vào ngày 2/4 sắp tới tại Hà Nội. Ngoài ra vở kịch còn diễn ra tại 4 tỉnh khác như : Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thải Nguyên từ ngày 30/3-3/4.
    Nguy kieu tuong quan 1 vo dien khong the quen
     

Chia sẻ trang này