1. thegioinhaccu

    thegioinhaccuMember

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2013
    Bài viết:
    134

    Nghệ nhân nửa thế kỷ làm đàn guitar

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi thegioinhaccu, 14 Tháng tư 2015.

    Nghệ nhân nửa thế kỷ làm đàn guitar


    Giữa xưởng đàn chật chội, ông Hoàng Thức cần mẫn bào gỗ, đục đẽo lên khung cho chiếc đàn guitar acoustic theo đơn đặt hàng của vị khách từ Autralia.

    Tuổi lục tuần, đôi mắt hãy còn tinh anh, cả ngày ông Thức chỉ thích ở xưởng đàn để tỉ mỉ gọt đẽo và mân mê từng thớ gỗ như một phần niềm vui cuộc sống. Tự tay làm mọi công đoạn chế tác cây đàn theo đơn đặt hàng mà khách yêu cầu, đến khi ngắm đi ngắm lại mọi chi tiết thật vừa ý, lão nghệ nhân khẽ gật đầu hài lòng rồi chuyển sang công đoạn khác.

    Nghe nhan nua the ky lam dan guitar

    Nghệ nhân Hoàng Thức 50 năm gắn bó với nghiệp làm đàn guitar.

    Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, gắn bó với nghiệp làm đàn gỗ của dòng họ mấy đời, nghệ nhân Hoàng Thức không nhớ chính xác mình đã làm được bao nhiêu sản phẩm, chỉ biết là gần trọn cuộc đời ông và guitar thân nhau như hình với bóng. "Hồi nhỏ tôi thấy bố và ông làm thì tập tành phụ đục đẽo gỗ, dán keo, từ đó lớn lên bám duyên với nghề lúc nào không hay. Giờ thì nó đã thành một phần xương máu rồi", ông cười hiền tâm sự.

    Xưởng đàn nhỏ của ông nằm lọt thỏm trong một khu dân cư ở đường Xóm Chiếu, quận 4, chất đầy các bộ phận của hàng trăm cây đàn gỗ đủ chủng loại đang được lắp ráp dang dở. Nơi đây nhận gia công tất cả loại đàn guitar theo yêu cầu khách hàng, từ amateur đến cao cấp.

    Nhiều khách than thở mua đàn ngoại đắt tiền nhưng lại bị bong tróc gỗ hoặc gãy chốt, ông Thức cũng nhận sửa giúp. Dần dần ông kiêm luôn nghề sửa đàn. Người nọ truyền tai người kia, lượng khách hàng đến với ông ngày càng đông, đến nỗi một mình làm không kịp, ông phải huy động cả gia đình và bà con họ hàng giúp. Dù vậy những công đoạn khó và các chi tiết quan trọng, phải tự tay ông Thức làm.

    Đàn ở đây rất đa dạng, từ guitar thùng, guitar điện, guitar cổ, acoustic, mandolin... Giới sành nhạc đánh giá cao Hoàng Thức ở phân khúc guitar cao cấp. Khách hàng của ông đa số là nhạc công, nhạc sĩ trong và ngoài nước. Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng đến đặt hàng một cây guitar thùng và yêu cầu phải chính tay Hoàng Thức gia công. Một số khách từ Thụy Sỹ, Autralia cũng đặt hàng dài hạn để bán lại hưởng chênh lệch giá.

    Nghe nhan nua the ky lam dan guitar

    Ông Thức tỉ mẩn lắp ráp các bộ phận của cây đàn.

    Quy trình làm một cây đàn rất công phu. Gỗ nhập về phải xử lý kỹ để đạt được độ ẩm nhất định rồi làm khuôn và cầu vành bên trong. Mặt đàn bào nhẵn với độ dày vừa đủ để cho âm thanh đúng như yêu cầu mới ráp vào khung. Sau khi dán keo phần thân đàn, nghệ nhân tranh thủ làm các chỉ viền xung quanh. Tiếp theo là đẽo cần và lá cần để gắn vào thân rồi đánh bóng, khảm xà cừ và sơn. Thời gian hoàn thành cây đàn khoảng một tháng.

    Theo nghệ nhân Hoàng Thức, một cây đàn hay cần bảo đảm các yếu tố: Âm lượng lớn, âm vực rộng, độ ngân vang, không nốt chết và đảm bảo tính thẩm mỹ. Để âm thanh to và vang ổn định, có hai yếu tố quyết định: Cấu trúc cầu vành bên trong và độ dày mặt đàn. Do đó, tùy theo kiểu dáng và loại gỗ mà độ dày mỏng của từng chi tiết sẽ được bào theo tiêu chuẩn khác nhau. Về điểm này chỉ có nghệ nhân lâu năm mới tính toán chính xác, được gọi là "phương thức bí truyền" để tạo nên những ấm thanh trầm bổng đi vào lòng người.

    Giá mỗi chiếc đàn cũng đa dạng, tùy vào kiểu dáng thiết kế, đặc biệt là chất liệu gỗ. Đàn acoustic gỗ Koa nhập khẩu từ Hawaii có giá hơn 20 triệu đồng, đàn gỗ Cẩm lai Ấn Độ 10 triệu, rẻ hơn là dòng gỗ hồng đào cườm, điệp, bằng lăng cườm 3,5 đến 5 triệu đồng...

    Theo, ông Thức giá đàn làm thủ công cao hơn so với đàn sản xuất công nghiệp bán hàng loạt trên thị trường do nhiều yếu tố. Đầu tiên là chất liệu, đàn thủ công được làm từ gỗ thật, đa số nhập từ nước ngoài, trong khi các loại đàn giá rẻ làm từ gỗ ép (còn gọi là laminte). Hai loại gỗ này cho ra âm thanh khác xa nhau, tiếng của đàn gỗ thật nghe ấm và có chiều sâu hơn.

    "Làm ra cây đàn thì dễ, chỉ cần nắm rõ kỹ thuật ai cũng làm được, nhưng cái khó là đàn phải mang hồn của người chế tác với phong cách riêng. Toàn bộ tâm huyết đặt trọn vào đàn mới cho ra được âm thanh trầm ấm, vang sang đúng với chất liệu gỗ Koa hay gỗ cẩm Ấn", ông nói.

    Nghe nhan nua the ky lam dan guitar

    Chủng loại đàn ở đây rất đa dạng như guitar thùng, guitar điện, guitar cổ, acoustic, mandolin.

    Nửa thế kỷ gắn bó với loại nhạc cụ 6 dây, điều nghệ nhân trăn trở nhất là đầu ra cho sản phẩm. Làm đàn giá rẻ thì không đủ sống mà đàn cao cấp lại ít người mua. Khoảng chục năm trở lại đây, đàn thủ công không thể trực tiếp bán với số lượng ổn định mà phải thông qua các cửa hàng. Nhiều khách hàng đến tiệm mua đàn dán nhãn thương hiệu ngoại ở tiệm lớn với giá gấp đôi mà không biết là sản phẩm của Hoàng Thức.

    Để nghiệp truyền thống cha ông không bị mai một, nghệ nhân Hoàng Thức từng bước truyền nghề lại cho con trai duy nhất là Hoàng Quốc Tuấn. Chàng trai năm nay mới 24 tuổi cho biết bố là người có tính cầu toàn trong từng công đoạn chế tác. Vào thời kỳ hưng thịnh phải thuê thợ làm thêm nhưng chẳng ai gia công được sản phẩm nào khiến ông hài lòng.

    "Đối với bố, mỗi sản phẩm được tạo ra đều phải hoàn hảo đến từng micromet. Tất cả cây đàn do bố làm ra đều được trau chuốt đến từng thanh cầu vành của cấu trúc bên trong, một số cây còn được phủ sơn bên trong thùng để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết khiến gỗ biến dạng". Tuấn cho biết, sau khi bàn bạc, cả gia đình thống nhất lấy tên Ngọc Thức (kết hợp tên nghệ nhân Hoàng Thức và cô con gái đầu) để đặt tên cho dòng guitar của họ tộc.

    Ông Lê Trung Hiếu là khách hàng "ruột" của thương hiệu đàn Ngọc Thức đã mua 3 cây đàn thuộc các thể loại khác nhau. "Tôi rất thích những cây đàn do anh Hoàng Thức làm. Đàn lướt nhẹ, chạy ngón êm tay, bấm nhẹ nên chơi 2-3 giờ đồng hồ liên tục vẫn không thấy mỏi hay đau tay, mang lại cảm giác thoải mái cho người chơi", nghệ sĩ hơn 10 năm chơi đàn guitar trong nhà thờ nói.
     

Chia sẻ trang này