Điều chuyển nhân sự giống như trò ghép hình. Bạn cần tìm đúng vị trí để có thể khớp những mảnh ghép với nhau. Là quản lý nhà hàng, nếu như bạn đang cảm thấy phân vân với quyết định của mình, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra hướng đi cho mình. Đi từ căn bản Trừ khi bạn thực hiện chỉ thị của chủ đầu tư, nếu không mỗi quyết định luân chuyển công việc đều là kết quả của một quá trình suy nghĩ. Những câu hỏi là quản lý nhà hàng thưởng đặt ra là "liệu có phù hợp?", "họ có làm được hay không?", "việc đó có khó không?",... Nhưng trước hết, bạn cần phải tìm được lý do cho việc luân chuyển. Từ đó quản lý nhà hàng mới có thể khái quát thành những yêu cầu khi điều chuyển nhân viên. Cách làm rẽ nhánh này khá giống với khi bạn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu trung hạn và ngắn hạn. Nếu như lý do cần điều chuyển là thiếu nhân lực, bạn cần cử đi những nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Hoặc nếu do sai phạm mà bị chuyển việc tất nhiên vị trí của họ cũng cần thay đổi để mang tính răn đe. Những lý do khác nhau sẽ đem đến những yêu cầu công việc khác nhau, là quản lý nhà hàng bạn cần nhận thức rõ điều này. Nhận diện "ứng viên" Từ những lý do công việc trên, bạn đã có thể đưa vào "tầm ngắm" một số nhân viên rồi đúng không? Giờ là thời gian xét tuyển. Nhiều quản lý nhà hàng chỉ đánh giá những ưu và nhược điểm trong hoạt động của họ để khái quát năng lực, mức độ phù hợp với công việc mà quên đi những yếu tố phụ khác. Hãy lưu ý đến những điểm mạnh và điểm yếu của một nhân viên lâu năm, đưa thêm các gạch đầu dòng này khi xem xét đánh giá sẽ giúp bạn dễ dàng quyết định hơn: Ưu điểm - Am hiểu sản phẩm của nhà hàng. Điều này đối với nhân viên phục vụ sẽ giúp họ giới thiệu tới khách hàng trôi chảy hơn, được tin cậy hơn. Đối với đầu bếp, họ sẽ nắm chắc những yêu cầu chi tiết của món ăn, và với quản lý sẽ có các tiêu chí kiểm tra sắt bén hơn. - Nắm rõ sở thích và thói quen của khách hàng lâu năm. Chiếm được cảm tình của họ và các khách hàng cũng quen với phong cách phục vụ của nhân viên đó. - Phối hợp tốt cùng các nhân viên trong nhà hàng. Nhược điểm - Làm việc quá lâu dễ dẫn đến trạng thái trây ì, thiếu nhiệt huyết. - Nắm quá rõ quy trình có thể khiến nhân viên gian lận. Điều này có thể xảy ra ở mọi cấp bậc, ngay cả người quản lý nhà hàng. Hãy nhận thức tất cả những vấn đề này là cùng xét duyệt về nhân viên đó. Trường hợp nhân viên gian lận, bạn nên làm rõ vấn đề về hoàn cảnh của nhân viên đó. Nếu như có lý do phù hợp, nên cân nhắc thuyên chuyển, còn nếu không thì tuyệt đối đừng coi nhẹ vấn đề này. Những vấn đề thuộc về bản chất khó mà thay đổi. Những biến "ngoại lai" Đây chỉ là một số căn cứ nhỏ để bạn tham khảo trong quá trình đưa ra quyết định: - Việc thay đổi vị trí làm việc trong cùng một nhà hàng rất đơn giản bởi môi trường làm việc không thay đổi nhiều. - Vị trí quản lý nhà hàng cần các kỹ năng phối hợp vậy nên điều bạn phân vân chỉ là họ có đủ kinh nghiệm để đảm nhận hay không. - Các nhà hàng theo mô hình ăn nhanh kiểu công nghiệp do yêu cầu của khách hàng không quá cao nên khi chế biến chỉ cần áp dụng đúng công thức và trình bày theo hướng dẫn. Do đó, không nhất thiết phải chuyển đầu bếp khác tới, quản lý nhà hàng có thể sắp xếp các buổi đào tạo nghiệp vụ để nhân viên nắm được những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Bạn thấy sao, nên hay không luân chuyển nhân viên? Câu trả lời là ở bạn đó! >> Xem thêm : khóa học quản lý nhà hàng tại hà nội tốt nhất hiện nay