Hầu hết phụ nữ đặt túi ngực đều có thể cho con bú. CDC của Hoa Kỳ cho biết, mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy phụ nữ nâng ngực không nên cho con bú. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Việc bạn có thể cho con bú hay không có thể phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của ngực trước khi phẫu thuật và loại phẫu thuật đã được thực hiện. >>> nâng ngực có sữa cho con bú không1. Bà mẹ nâng ngực có nên cho con bú không? Túi ngực có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ mà cơ thể có thể sản xuất. Nhưng trong một số trường hợp, nguồn sữa không bị ảnh hưởng. Chắc chắn sẽ có nhiều bà mẹ lo lắng rằng việc cho con bú có thể ảnh hưởng đến tình trạng bộ ngực. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi của ngực về hình dạng và kích thước khi mang thai và cho con bú là điều bình thường. Đối với những người mẹ đã từng phẫu thuật đặt túi ngực, việc cho con bú sẽ không ảnh hưởng đến bộ ngực đã qua phẫu thuật, nhưng kích thước và hình dạng tổng thể của ngực có thể sẽ thay đổi.2. Ảnh hưởng của phẫu thuật nâng ngực tới việc cho con bú Túi ngực thường được đặt sau tuyến sữa hoặc dưới cơ ngực, không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, vị trí và độ sâu của vết mổ có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn. Phẫu thuật giữ nguyên vẹn quầng vú sẽ ít gây ra vấn đề hơn. Các dây thần kinh xung quanh núm vú đóng một vai trò quan trọng trong việc cho con bú. Khi trẻ mút, cảm giác trẻ đang mút vú sẽ làm tăng nồng độ hormone prolactin và oxytocin. Prolactin sẽ kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, cảm giác này sẽ bị giảm đi và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể. Các vết rạch được tạo ra dưới vú, qua nách hoặc rốn ít có khả năng cản trở việc cho con bú. >>>> Nâng ngực có tác dụng phụ gì: nang nguc co tac dung phu gi3. Có an toàn để cho con bú khi mẹ đã nâng ngực không? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, không có bất kỳ báo cáo lâm sàng nào về các vấn đề bất thường ở mẹ hay trẻ sơ sinh bởi các bà mẹ cho con bú khi đã phẫu thuật nâng ngực. Một nghiên cứu năm 2007 đo nồng độ silicon trong sữa mẹ và không tìm thấy sự khác biệt giữa mẹ nâng ngực và bà mẹ không nâng ngực. Cũng không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ có cấy ghép ngực. Tuy nhiên, việc cấy ghép ngực gây ra một số rủi ro, chẳng hạn như: Khả năng cần phẫu thuật bổ sung để chỉnh sửa hoặc cắt bỏ Co cứng bao nang, xảy ra khi mô sẹo hình thành xung quanh mô cấy gây ra hiện tượng ép Thay đổi cảm giác ở vú và núm vú Đau vú Vỡ mô cấy4. Mẹo cho con bú Có một số biện pháp mẹ có thể thực hiện để giúp tăng lượng sữa và giúp con nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. 4.1. Cho con bú thường xuyên Cho trẻ bú 8 đến 10 lần mỗi ngày có thể giúp lượng sữa trong cơ thể được sản xuất đều đặn. Khi trẻ bú mẹ sẽ kích thích cơ thể mẹ sản xuất sữa. Bạn càng cho con bú thường xuyên thì cơ thể càng tạo ra nhiều sữa. Ngay cả khi mẹ ít sữa và con chỉ được bú mẹ một ít nhưng vẫn cung cấp cho con một lượng kháng thể cao và dinh dưỡng vô cùng quý giá. Cho con bú cả 2 vú giúp làm tăng nguồn sữa của mẹ. Mẹ có thể cho trẻ bú mỗi lần 1 bên vú và luân chuyển. Các chuyên gia về sữa mẹ khuyên mẹ nên cho con bú 1 bên vú 1 lần để trẻ nhận được dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo qua mỗi cữ bú. Cữ bú tiếp theo mẹ có thể chuyển bên vú khác. 4.2. Làm trống ngực thường xuyên Làm trống ngực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sữa. Bạn hãy dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay sau khi cho con bú để tăng tiết sữa. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy rằng, việc hút đồng thời cả hai vú sẽ làm tăng sản lượng và tăng lượng calo và chất béo trong sữa mẹ. Bạn cũng có thể vắt bằng tay hoặc bơm vào bình để cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ không chịu mút vú. 4.3. Dùng thử các thảo dược lợi sữa Có một số loại thảo mộc được cho là một cách giúp tăng sản xuất sữa mẹ một cách tự nhiên, chẳng hạn như lá cây đinh lăng. Ngoài ra mẹ cũng có thể mua các sản phẩm lợi sữa từ thảo dược tại các cửa hàng mẹ và bé. Mẹ hãy lưu ý chọn sản phẩm uy tín, có chất lượng. >>> nguồn tham khảo: nâng ngực có nên cho con bú