Trung Quốc đang ngày càng trở thành một đế chế smartphone hùng mạnh. Thế nhưng có một “cửa ải” các hãng sản xuất này vẫn không thể vượt qua, đó là thị trường Mỹ. Trung Quốc đang trở thành một “đế chế” smartphone hùng mạnh, các sản phẩm này ngày càng xâm chiếm nhiều thị trường hơn. Rất nhiều người sử dụng tại Việt Nam cầm trên tay các sản phẩm của Lenovo, Asus, Xiaomi… tất cả đều là hàng Trung Quốc. Những quốc gia lớn như Ấn Độ cũng rất chuộng các sản phẩm “Made in China”. Vậy tại sao một thị trường béo bở như Mỹ dù Trung Quốc đã “lăm le” xâm chiếm từ lâu nhưng vẫn không thực hiện được? Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để mở rộng miếng bánh thị trường tại Mỹ và các nước châu Âu. Ví dụ, họ thay đổi tên sao cho dễ đọc, “tây” hơn đến việc cố gắng thoát khỏi sự kỳ thị bắt nguồn từ những công ty mẹ tại quê nhà. Bên cạnh đó, các ên tuổi này cũng tích cực mở rộng những chiếc dịch quảng cáo, marketing, giúp người Mỹ quen dần với sự xuất hiện của các hãng Trung Quốc, thay đổi cái nhìn của họ về những sản phẩm. Thế nhưng sau tất cả, Mỹ vẫn giữ quan điểm tiêu cực về các thương hiệu của Trung Hoa. Vậy tại sao?Made in China = Không, không và không Nhìn vào những nhà bán lẻ Trung Quốc cũng như rất ít những nhà sản xuất thực sự nỗ lực để tiến vào thị trường Mỹ, chúng ta có thể hiểu rõ lý do cho điều này:Sự kỳ thị về các vấn đề an ninh và bảo mật Một sự kỳ thị rõ ràng với những công ty sản xuất điện thoại Trung Quốc đó là: Tất cả những hãng này đều để cho chính phủ họ theo dõi dữ liệu người dùng. Dù điều này có thật hay không, bất cứ nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc đều bị ảnh hưởng khi có ý định bước chân vào thị trường Mỹ.Những nỗi sợ vô hình Nếu bạn được lựa chọn giữa một sản phẩm smartphone mới nhất từ Apple và Samsung hoặc một smartphone từ một công ty chẳng mấy nghe đến, bạn chắc chắn sẽ chọn phương án đầu. Nhìn chung rất nhiều người đều bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi vô hình khi mua một sản phẩm từ một công ty mình chẳng biết rõ.Rẻ quá cũng là cái tội Mọi người đều có suy nghĩ “của rẻ là của ôi” đặc biệt là những sản phẩm cần tính chất cao cấp, bền, dùng tốt thì chúng ta càng phải cân nhắc khi mua một sản phẩm giá rẻ. Trong khi đó, chiến lược tồn tại của những công ty Trung Quốc đó là “càng rẻ càng tốt”. Trái lại, Apple, Samsung, và LG lại sẵn sàng “hét” giá hơn 700 USD cho một chiếc smartphone với phương châm “đắt xắt ra miếng”. Vấn đề đó là khi một công ty bạn chẳng hề biết đến lên tiếng quảng cáo về một chiếc điện thoại giá cực rẻ với phần cứng cực tốt, chắc chắn bạn sẽ có suy nghĩ “Không thể tin được”. Điều này chính là thực tế của các sản phẩm như Honor 7 hay Xiaomi Redmi Note 2. Ở các quốc gia khác, đây là các sản phẩm được đánh giá cao, nhiều người ưa chuộng nhưng tại Mỹ, đây đơn giản là “thảm họa doanh số”.