Hiện nay, hoạt động mua bán nhà đất có sổ đỏ đang được thế chấp ngân hàng diễn ra khá phổ biến. Quá trình này có sự tham gia của 3 bên bao gồm: người bán nhà cũng là bên đang có tài sản thế chấp ngân hàng, người mua nhà và ngân hàng.Với người bán nhà, họ tránh được việc bị ngân hàng phát mãi tài sản khi không có khả năng trả nợ. Với người mua nhà, đất thế chấp có thể yên tâm rằng khu đất, ngôi nhà đó không nằm trong diện quy hoạch hoặc vướng mắc vấn đề pháp lý vì đã được ngân hàng đồng ý thế chấp. Mua bán nhà ở thế chấp ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro Thông thường, một giao dịch nhà đất thế chấp được thực hiện theo các bước: Bên mua trao tiền cho bên thế chấp (Bên bán nhà) để trả tiền vào Ngân hàng và làm thủ tục giải chấp, sau đó bên bán sẽ tiến hành công chứng hợp đồng và chuyển nhượng nhà, đất theo quy định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi ngân hàng giải chấp, người bán đã lật kèo, không công chứng giấy tờ cần thiết để chuyển nhượng cho người mua nhà. Cũng do việc mua bán nhà, đất thế chấp không được pháp luật bảo vệ, nên một khi người bán cố tình vi phạm, người mua chắc chắn sẽ chịu thiệt thòi.Cũng là người mua nhà thế chấp sổ đỏ thành công, anh Bình (Tân Phú, TP.HCM) tâm sự: Khi quyết định mua ngôi nhà thế chấp ngân hàng mình có phần lo sợ, chẳng may chuyển tiền vào ngân hàng mà chủ nợ dở trò thì coi như mất trắng. Vậy nên trong quá trình giao dịch anh đã cẩn thận theo từng bước: Ban đầu mở tài khoản ngân hàng nơi chủ nhà thế chấp sổ đỏ và cho phong tỏa tài khoản. Tiếp đến, lấy tất cả thông tin của chủ nhà (bố, mẹ, con...) kèm sổ đỏ photo đề phòng xảy ra tranh chấp giữa những người cùng sở hữu. Khi ra ngân hàng giải chấp, anh nhờ bên công chứng đi cùng đồng thời làm sẵn hợp đồng mua bán để các bên kí vào. Cuối cùng, khi giấy tờ sang tên xong xuôi, anh Bình mới đồng ý mở tài khoản để ngân hàng chuyển tiền cho bên bán. Người mua nhà ở thế chấp phải khá chặt chẽ trong giao dịchThông thường trong mua bán nhà thế chấp sổ đỏ, bên mua chịu rủi ro cao. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp bên bán vì quá tin tưởng người mua nhà đã phải ngậm quả đắng. Dễ nhận thấy nhất là chiêu người mua đưa trước cho chủ nhà một khoản và hứa sau khi công chứng, sang tên sẽ dùng giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để vay tiền trả chủ nhà. Nhưng rốt cục, tới hạn người mua không trả, chủ nhà phải chấp nhận kéo dài thêm thời gian trả nợ hoặc hai bên lại đưa nhau ra tòa.Nói về hình thức mua bán này, thành viên một diễn đàn ví đây chẳng khác gì trò may rủi. Có khi người mua chấp nhận “thi gan” với chủ nhà, đã cẩn thận làm chặt chẽ từng bước vẫn không tránh được rủi ro. Nhưng cũng có người may mắn gặp được chủ nhà tử tế, họ không sát sao thậm chí còn để chủ nhà cầm toàn bộ giấy tờ quan trọng nhưng giao dịch vẫn diễn ra suôn sẻ.Tuy vậy, trong thời buổi hiện nay, hai chữ “lòng tin” chỉ có giới hạn nhất định, với những ai đang có ý định mua nhà thế chấp, vẫn nên tìm hiểu kỹ càng về tài sản đó, nghe lời khuyên từ người có kinh nghiệm và đặc biệt không thể thiếu kiến thức tư vấn luật để giao dịch an toàn.