1. Lý giải tục cúng ông Táo Ngưỡng mộ lòng chung thủy của ông Táo người Việt thờ cúng ông Táo với ý nghĩa hy vọng ông Táo sẽ giúp họ giữ được lửa trong cuộc sống gia đình mình lúc nào cũng được yên âm và hạnh phúc. Bởi người Việt quan niệm rằng ông Táo quanh năm trong bếp nên có thể biết hết những chuyện tốt xấu trong căn nhà của họ và có thể phù hộ cho gia đình bước sang một năm mới có được nhiều may mắn, an lành. Ông Táo còn được gọi là Thổ công là một vị thần cai quản mọi hoạt được của gia chủ. Vị thần này có thể quyết định sự may - rủi, phúc - họa, ngăn chặn quỷ giữ để giữ bình yên cho căn nhà của mỗi gia đình. Chính vì thế cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm người Việt cúng ông Táo và thả cá chép giúp ông Táo có phương tiện để về trời. Hình ảnh cá chép là biểu tượng cho tinh thần vượt khó, tính kiên trì và bền bỉ để đạt được mọi thành công của gia chủ.2. Cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo như thế nào? Việc cúng ông Táo diễn ra tại gia và không quá cầu kỳ. Khi cúng ông Táo cần chuẩn bị những lễ vật gì? Đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các thứ sau:1 mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu, cau1 lọ hoa quả tươi, 1 đĩa ngũ quả tươi, hương3 bộ quần áo, mũ, hia hài của Táo quân và tiền vàng.3 con cá chép sốngSau đó bày biện trang trọng lên bàn rồi thắp hương, đọc văn khấn ông Táo và vái. Sau khi khấn xong bạn đợi cho hương tàn rồi thắp thêm một tuần hương nữa. Hoàn thành cúng ông Táo bạn lễ tạ và hóa vàng mã và bài vị. Sau đó lập bàn bài vị mới cho ông Táo. Cá chép có thể thả ở ao, hồ, sông hoặc suối. Tuy nhiên ở một số tỉnh miền Trung họ không thả cá mà cúng một con ngựa bằng giấy có đầy đủ yên cương. Còn người miền Nam họ chỉ cúng mũ, áo, đôi hia bằng giấy. Lưu ý, trong 3 bộ quần áo thì có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Chiếc mũ dành cho ông Táo thì có 2 cánh chuồn, còn mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được gắn trang sức, gương hình tròn, kim tuyến màu sắc vô cùng rực rỡ