Một số điểm về thuế Doanh nghiệp mới thành lập cần biết Quyết định thành lập Doanh nghiệp là một việc quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục pháp lý thành lập Doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không dài, các quy định về pháp luật thuế sau khi thành lập công ty cũng rất thuận lợi. Nên có rất nhiều Doanh nghiệp được thành lập trong những năm gần đây. Các bước cơ bản nhất về thuế mà các Doanh nghiệp khi thành lập đều phải thực hiện như sau: + Lập tờ khai thuế môn bài: Theo quy định của pháp luật thuế cơ sở kinh doanh mới thành lập, nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, thì phải khai, nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Nếu mới thành lập mà phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh; (Những Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm phải nộp tiền thuế môn bài cả năm. Những Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng cuối năm ( từ 01/7) sẽ nộp thuế ½ năm. Hồ sơ, là tờ khai thuế Môn bài theo mẫu số: 01/MBAI ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC Ngày 06/01/2013 của Bộ tài chính). +Lập sổ sách kế toán: Đăng ký áp dụng chế độ kế toán ( theo QĐ48 hay QĐ15… hình thức kế toán). Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, kể từ ngày phát sinh tài sản cố định +Về hóa đơn: Nếu Doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận, thì tiến hành đặt in hóa đơn GTGT. Sau đó làm thông báo phát hành hóa đơn: ( chậm nhất là 05 ngày trước khi Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đăng ký thông báo phát hành; Đối với hóa đơn đặt in, Doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo hóa đơn theo Quý gửi cơ quan thuế quản lý (Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 30 của quý sau). + Việc kê khai các loại thuế: */ Thuế GTGT: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế. “ Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế”. ( Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có: Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính… , Cùng chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT; Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau). */Thuế TNDN: Doanh nghiệp mới thành lập. Hàng quý phải nộp tờ khai TNDN tạm tính Mẫu số 01A/TNDN và thuế suất là 22%. Hoặc tờ khai thuế TNDN Mẫu số 01B/TNDN. (Trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý ổn định cả năm theo mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. (Thời hạn nộp tờ khai tạm tính chậm nhất là ngày 30 của quý sau); Kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN. (Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng) từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Thời hạn nộp tờ khai Quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính). */Thuế TNCN: Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng. (Thời hạn nộp tờ khai tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau); Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50 triệu đồng thì kê khai theo quý.( Thời hạn nộp tờ khai quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau); Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh thuế TNCN thì không kê khai nhưng vẫn phải nộp tờ khai kế toán năm (Mẫu 05/KK-TNCN. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính). */ Nộp hồ sơ khai thuế: Doanh nghiệp liên hệ với các đơn vị có đủ điều để làm thủ tục đăng ký chứng thư số và thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet. (Căn cứ khoản 10 điều 7 của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 ngày 03/12/2012 quy định: “Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử") Như vậy. Tùy từng trường hợp riêng biệt của nhà đầu tư mà những công việc pháp lý (như được nêu ở trên) cần chuẩn bị trước khi đăng ký kinh doanh. Sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà đầu tư trong giai đoạn này sẽ giúp cho việc tiến hành đăng ký kinh doanh sau đó được thuận lợi hơn rất nhiều, tránh được những sai sót khi đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp có thể nhanh chóng bước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.