1. leoxinh102

    leoxinh102Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    11 Tháng ba 2017
    Bài viết:
    2

    Hà nội Lưu ý khi sử dụng bếp từ

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi leoxinh102, 15 Tháng ba 2017.

    - Sử dụng đúng loại nồi, chảo nhiễm từ để nấu được trên Bếp từ giá rẻvà đạt hiệu quả nấu cao nhất (Dùng nam châm để thử). Nếu muốn dùng nồi không nhiễm từ như nồi sứ hay thủy tinh trên Bếp từ, có thể mua thêm đĩa chuyển nhiệt.

    - Khi nấu, sử dụng nồi có đường kính khớp với đường kinh vùng nấu, không nên đặt nồi to lên vùng nấu nhỏ, hay nồi quá nhỏ lên vùng nấu to, vì có thể vùng nấu không nhận nồi hoặc sẽ gây lãng phí và mất thời gian.

    - Đặt nồi, chảo vào trung tâm vùng nấu.

    - Cùng một lượng nước hoặc lượng thực phẩm và bật ở công suất như nhau, nên nấu ở nồi lớn, trên vùng nấu lớn, sẽ nhanh hơn.

    - Luôn kiểm tra nguồn điện, dây dẫn thường xuyên để đảm bảo an toàn.

    - Không để nồi trống lên bếp và nấu khi chưa có thực phẩm bên trong, vì sẽ rất dễ cháy nồi.

    - Không để các vật dụng nhỏ nhiễm từ, vật dụng sắc nhọn lên mặt kính bếp để tránh làm xước mặt kính.

    - Nên sử dụng lót nồi từ, dao vệ sinh mặt kính.

    - Không nên thường xuyên bật bếp ở công suất lớn.

    - Khi xuất hiện vết rạn, nứt trên mặt kính cần ngắt nguồn điện và thay mặt kính mới. Tuyệt đối không cố chấp nấu trên mặt kính đã có vết vì có thể sẽ nguy hiểm.

    - Không kéo lê nồi chảo, đặt mạnh nồi chảo lên mặt kinh.

    - Khi nấu, bạn nên mở cửa tủ để bếp được thoáng mát (Trường hợp không có cửa chớp).
    Luu y khi su dung bep tu
    - Sau khi nấu xong, bếp sẽ báo nhiệt dư bằng kí tự H, biểu thị mặt bếp còn nóng, bạn không nên cho trẻ con đến gần.

    - Đợi mặt bếp chỉ còn hơi ấm (H biến mất khi nhiệt độ mặt bếp xuống dưới 60°C), lau bếp bằng vải mềm, ẩm với dung dịch tẩy rửa, sẽ dễ làm sạch mặt kính hơn.

    - Tuyệt đối không sử dụng miếng cọ kim loại, vật sắc (Trừ dao vệ sinh chuyên dụng), có tính mài mòn để vệ sinh mặt bếp, dễ khiến bếp bị mất màu, trầy xước.

    - Ban đêm, bạn nên rút nguồn bếp. Tránh việc tăng giảm điện áp đột ngột có thể gây sốc và hỏng bếp. Bạn cũng nên sử dụng tinh năng khóa an toàn khi không dùng bếp để phòng trẻ con hoặc thú nuôi có thể vô tình khởi động bếp.

    Xem thêm: Địa chỉ bán bếp điện từ tại Hồ Chí Minh

    CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI SỬ DỤNG Bếp từ

    1. MÃ LỖI E0 (kèm âm thanh bíp gián đoạn) : Mặt bếp không có nồi hoặc dụng cụ nấu không phù hợp hoặc nồi có kích thước quá nhỏ so với vùng nấu.

    Khắc phục: Sử dụng đúng loại nồi nhiễm từ, hoặc nấu nồi có kích thước tương đương với vòng từ.

    2. MÃ LỖI E1: Bếp từ đang bị quá nhiệt do đun nấu lâu với công suất cao, bếp không tản nhiệt được.

    Khắc phục: Lập tức tắt bếp để bếp nghỉ và có thời gian để quạt gió hoạt động. nhắc nồi ra khỏi bếp. Sử dụng quạt hoặc mở cửa tủ để bếp được thông thoáng. Sau 10 phút khởi dộng bếp trở lại.

    3. MÃ LỖI E2: Nguồn điện vượt mức 260V.

    Xem thêm: Bếp từ Chefs chính hãng

    Khắc phục: Kiểm ra lại điện áp gia đình, Nếu không ổn định thì bạn nên dùng ổn áp để nguồn điện được ổn định.

    4. MÃ LỖI E3: Nguồn điện xuống dưới 170V.

    Khắc phục: Sử dụng ổn áp để dùng bếp an toàn và lâu dài. Do điện quá tải trong giờ cao điểm nên có lúc lên xuống, rất dễ gây hỏng cho thiết bị điện.

    5. MÃ LỖI E4: Điện quá tải, nhiệt độ của nồi nấu trên bếp vượt quá 280°C.

    Khắc phục: Giống lỗi E1, chỉ cần tắt bếp, bỏ dụng cụ nấu ra, làm mát bếp là lại sử dụng được.

    6. MÃ LỖI E5: Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt.

    Khắc phục: Bếp sẽ tự phục hồi khi nhiệt độ giảm, nên hãy tạm thời tắt bếp, làm mát bếp, rồi bật lên sử dụng tiếp.

    7. MÃ LỖI E6: Cảm biến nhiệt có vấn đề ( Bị lỏng dây, bị tắt, hoặc cháy cảm biến), nhiệt quá cao ở đáy dụng cụ nấu.

    Khắc phục: Lập tức tắt bếp và làm mát bếp. Nếu cảm biến nhiệt bị lỏng thì nối lại hoặc bị cháy thì nên mang bếp đi thay cảm biến mới.

    Xem thêm:Bếp gas âm cao cấp
     
    Last edited: 15 Tháng ba 2017

Chia sẻ trang này