Có thể an tâm khi chai nước, vật dụng của bạn có mã ký hiệu số 2 HDPE và số 5 PP. Còn các loại hộp nhựa mã số 3 PVC hay 3 V, cũng như nhựa mã số 7 PC là loại tệ nhất, có lời khuyên nên tránh xa chúng, vì có thể chứa các phụ gia rất độc hại. Thế nhưng càng ngày càng có nhiều loại hộp nhựa được dùng phổ biến trong cuộc sống. Trong bao bì nhựa có chứa nhiều chất phụ gia độc hại. Vậy làm sao để tránh nhiễm độc khi dùng hộp nhựa? Cụ thể, cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải xem việc cảnh giác, phát hiện và không cho sử dụng các loại bao bì nhựa gây độc hại là việc tối cần thiết. Còn người dùng rất nên cẩn thận trong việc chọn lựa sử dụng bao bì nhựa dẻo như đã kể vì có thể dùng nhầm loại không thích hợp, tái sử dụng loại dùng chỉ một lần, hoặc dùng loại chứa các dẫn chất phtalat hay BPA gây độc hại. Không nên chế biến thức ăn quá nóng hoặc để vào lò vi ba trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng thủy tinh, sành sứ (nhiệt độ quá nóng các phtalat, BPA dễ thôi ra thực phẩm). Có thể thay các chai, hũ nhựa bằng chai lọ thủy tinh để chứa nước mắm, tương chao, dầu ăn hoặc thực phẩm nước. Không cho trẻ con chơi các đồ chơi bằng nhựa khi trẻ hay mút tay hoặc ngậm đồ chơi vào miệng. Có thể dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic là tốt hơn - xét về vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe. Bên cạnh đó, báo chí cần truyền thông mạnh hơn về những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là không dùng bọc nilông đựng thức ăn nóng hoặc bỏ hộp nhựa vào lò vi sóng. Một số bệnh viện đã bắt đầu khuyến cáo người nhà bệnh nhân không dùng bọc nilông để đi nhận canh từ thiện còn bốc khói nghi ngút. Hy vọng những chia sẻ trên của napaco.com.vn sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.