1. anhtran

    anhtranThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2015
    Bài viết:
    294

    Toàn Quốc Làm thế nào để kinh doanh nhà hàng nhỏ (P1)

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi anhtran, 21 Tháng mười một 2015.

    Kinh doanh nhà hàng ăn uống - mảnh đất màu mỡ, nhưng không phải ứng cử viên nào cũng có thể chen chân vào. Môi trường kinh doanh nhà hàng được ví như chiến trường cạnh tranh khốc liệt, nếu không có thực lực chắc chắn bạn sẽ bị đào thải. Vậy những nhà hàng, quán ăn nhỏ phải làm sao để cạnh tranh đây? Hãy đọc bài viết này và tìm câu trả lời cho chính mình nhé.



    Tiếp thị bản thân


    Tiếp thị bản thân là như thế nào? Chính là hình ảnh của bạn gắn liền với hình ảnh nhà hàng. Khi hình ảnh của bạn được mọi người biết đến, những mối quan hệ rộng ra hàng ngày thì lượng khách biết đến nhà hàng của bạn cũng tăng lên.


    Với những nhà hàng nhỏ, chủ nhà hàng thường kiêm nhiệm luôn vai trò của quản lý nhà hàng. Chủ nhà hàng từ đó cũng trở thành người chăm sóc cho hình ảnh và thương hiệu nhà hàng.


    Do đó, hãy coi bản thân mình như một công cụ để làm nổi bật tên tuổi nhà hàng của chính mình nhé. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần luôn chú ý quan sát và có cách cư xử phù hợp.


    Lam the nao de kinh doanh nha hang nho P1


    Những người bạn gặp đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng. Bởi vậy đừng có thái độ coi thường những người công nhân, đừng to tiếng với hàng xóm bên cạnh hay cau có với nhóm thanh niên trong khu vực dân cư xung quanh.


    Hãy ghi nhớ thiếp thị bản thân cũng chính là cách tiếp thị hình ảnh nhà hàng hiệu quả.
    Làm việc mọi lúc, mọi nơi


    Khác với những nhà hàng lớn, được chia ra thành từng bộ phận và mỗi bộ phận lại có một trưởng nhóm giám sát, báo cáo công việc hàng ngày cho quản lý nhà hàng, những nhà hàng nhỏ thường ít nhân viên và mỗi người lại kiêm nhiệm nhiều công việc khác ngoài chuyên môn. Người chủ quán cũng chính là người phân công nhiệm vụ và quán xuyến mọi việc.


    Bởi vậy, khối lượng công việc bạn cần làm hàng ngày rất nhiều. Không chỉ là những công việc kinh doanh nhà hàng của một người chủ mà còn là những công việc phụ giúp nhân viên khi nhà hàng đông khách, giao tiếp với khách hàng để duy trì mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và nhà hàng, xử lý những tình huống phát sinh trong nhà hàng…


    Có thể bạn không phải người làm kinh doanh giỏi, bẩm sinh bạn cũng không phải một quản lý nhà hàng tài ba, biết đâu bạn lại là người ngại giao tiếp và cũng chẳng quảng giao. Và thực tế là có những việc bạn không thay đổi được. Điều duy nhất bạn có thể làm là không ngừng học hỏi, không ngừng thực hành để học cách quản lý nhà hàng ngày càng tốt hơn.


    Lam the nao de kinh doanh nha hang nho P1


    Ngoài ra, bạn nên lập kế hoạch cho mọi việc để tránh những rủi ro và những tình huống phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến doanh thu hoặc danh tiếng nhà hàng.
    Không ngừng cố gắng


    Kinh doanh nhà hàng nhỏ rủi ro sẽ ít hơn nhưng khi gặp vấn đề, nhất là những vấn đề về tài chính lại dễ sập bẫy phá sản hơn những nhà hàng lớn. Nhưng thất bại không phải là “đòn chí mạng” khiến bạn bỏ cuộc.


    Bạn có nhớ anh chàng Nick Vujicic – người truyền cảm hứng và ước mơ cho rất nhiều người trên thế giới không? Anh sinh ra đã bị mất 2 tay, 2 chân, và từng muốn tự tử nhiều lần. Nhưng chính nghị lực sống, sự kiên nhẫn, không ngừng cố gắng, và tinh thần thép nói không với “bỏ cuộc” đã giúp anh vượt qua số phận, vươn đến cuộc sống hạnh phúc và thành công.


    Nick chỉ là một trong rất nhiều những người dám đứng lên từ những khó khăn. Còn bạn, một chủ nhà hàng có lựa chọn bỏ cuộc, buông xuôi và đánh mất những thành quả đã dày công gây dựng không? Điểm khác ở những người thành công là dám thất bại, đương đầu với thử thách và lại làm lại từ đầu.
     

Chia sẻ trang này