Kinh tế Việt Nam: Đối diện với thử thách Tăng trưởng GDP năm 2016 chỉ còn 6%, thấp hơn khá nhiều so mức tăng trưởng của năm 2015 căn hộ dịch vụ gần sân bay . Đây là một chỉ báo cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chững lại. Nhìn ra bên ngoài thấy điều kiện cho tăng trưởng kinh tế không thuận lợi khi thế giới đang đối mặt với một cuộc “khủng hoảng” mới. Cũng cần nhắc lại rằng, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể phải dừng lại. Nhìn sâu hơn vào nội tại của nền kinh tế Việt Nam thấy có nhiều thử thách từ các yếu tố có tính chất nền tảng. Tấ Kinh tế Việt Nam: Đối diện với thử thách Ảnh: Trần Phong Donald Trump và cuộc chơi mới trên toàn cầu Sự kiện đáng chú ý nhất thế giới trong năm vừa qua là việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Đây là điều nằm ngoài dự đoán của không ít người, nằm ngoài sự mong đợi của nhiều nhà kinh tế, chính trị gia trên toàn cầu. Trong đêm bầu cử khi ông Trump giành được thắng lợi, một loạt chỉ số chứng khoán toàn cầu chao đảo. Các chỉ số chứng khoán châu Á mất 3-5% ngay khi có những thông tin này. Tuy nhiên, đây dường như là một phản ứng tâm lý quá mức của nhà đầu tư. Ngày sau khi rớt điểm thê thảm thì nhiều chỉ số chứng khoán đã bật dậy. Điều này cho thấy giới tài chính tin tưởng vào những chính sách của tổng thống mới của nước Mỹ. Đối với bản thân nước Mỹ việc Donald Trump thắng cử có thể mang lại một cú hích cho nền kinh tế nước này. Việc tăng ngân sách cho quốc phòng, cơ sở hạ tầng và trục xuất bộ phận dân nhập cư trái phép là một chính sách kích cầu cho nội tại kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó căn hộ dịch vụ gần sân bay với khẩu hiệu tranh cử "Make America great again", ông Trump đã thu hút được hàng triệu cử tri. Những người dân da trắng đến Mỹ từ lâu và đang cảm thấy bị bỏ rơi lại trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thu nhập của họ tăng không đáng kể trong suốt một khoảng thời gian dài, thậm chí mất việc làm và bị cạnh tranh bởi hàng triệu người dân nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Do vậy, chính sách “hướng nội” của Donald Trump có thể phần nào thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế cho nước Mỹ trong ngắn hạn và tạo ra công ăn việc làm cho tầng lớp lao động có kỹ năng thấp trong xã hội. Bên cạnh đó, nhiều người còn kỳ vọng với tính cách mạnh mẽ và chính sách táo bạo, vị tân tổng thống này có thể làm kinh tế Mỹ “great again”. Bên cạnh những mặt được xem là tích cực đó không ít người bày tỏ lo ngại khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng. Ông được xem là người kỳ dị, phi truyền thống và tính cách không thuộc tầng lớp tinh hoa chính trị thường thấy như các nguyên thủ quốc gia trước đây của nước Mỹ. Các chính sách của ông đưa ra có thể có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu lẫn nền kinh tế Mỹ. Chính sách “dân túy, hướng nội” của Donald Trump dường như đi ngược với “giá trị Mỹ” đã được hình thành trong hàng trăm năm qua. Quan điểm của ông có thể thổi bùng làn sóng kỳ thị người đến từ châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh… Hay việc hủy bỏ chương trình Obamacare sẽ dẫn đến hàng triệu người Mỹ mất bảo hiểm y tế, gây nên nhiều hệ quả nghiêm trọng cho nhiều người trong xã hội. Đáng chú ý là việc Donald Trump tuyên bố Mỹ rời khỏi TPP và xem xét lại các hiệp định thương mại tự do khác. Chính sách này có thể đảo ngược xu hướng toàn cầu hoá hiện đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thương mại toàn cầu và sự dịch chuyển nguồn lao động giữa các quốc gia. Ngoài ra, những tuyền bố của ông còn cho thấy nước Mỹ sẽ “ít tham gia” hơn vào các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh, nhân quyền... Như vậy, vị tổng thống tỷ phú quyền lực nhất hành tinh này có thể làm cho vấn đề môi trường, chính trị thế giới ngày càng phức tạp. Một sự kiện khác cũng rất đáng chú ý đó là người dân Anh đã bỏ phiếu đưa nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Sự kiện này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế nước Anh và châu Âu mà còn có thể gây ra một hiệu ứng tiêu cực lây lan trên toàn cầu. Sự kiện người dân anh bỏ phiếu “thuận” cho thấy bắt đầu có những rạn nứt trong nội bộ Liên minh châu Âu. Việc không đồng đều về trình độ phát triển, nền tảng văn hóa và các chính sách quản trị quốc gia trong khi phải chơi một “luật chơi” chung về thương mại, kinh tế, dùng một đồng tiền chung đã làm cho liên minh này xuất hiện nhiều bất cập. Các quốc gia như Hi Lạp, Italia, Tây Ban Nha… đang gặp nhiều khó khăn và là một gánh nặng cho liên minh châu Âu. Do vậy, có thể sau Anh một số quốc gia khác ở châu Âu xem xét đến rời khỏi liên minh này hoặc “co cụm” lại. Nhìn về khu vực châu Á ta thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc đang đã tăng trưởng chậm lại đáng kể và đang đối mặt với nhiều vấn đề nội tại của mình. Theo IMF, GDP của Trung Quốc có thể chỉ tăng 6,5% năm 2016 và 6,2% năm 2017. Đây là năm thứ sáu liên tiếp tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này sụt giảm. Không chỉ kinh tế tăng trưởng chậm lại mà Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nội tại như việc ô nhiễm môi trường, bất ổn xã hội, nợ công của các chính quyền địa phương và nợ xấu trong hệ thống tài chính short term apartment rental ho chi minh city. Thị trường tài chính năm 2016 tăng giá mạnh mẽ. Trong năm qua các chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 15%, S&P 500 tăng 12,15%, FTSE 100 tăng 15,72%. Tại châu Á chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,91%, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 3,07%. Trong khi đó các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc đều sụt giảm rất mạnh như Shanghai và CSI 300 giảm gần 15%. Sự sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc cho thấy những khó khăn của nước này là rất rõ ràng. Trong khi đó, giá nhiên liệu như dầu thô, ga và giá các kim loại trong năm 2016 tăng mạnh. Giá thép và nickel cũng lần lượt tăng 25% và 50%. Trong các loại nông sản giá cao su tăng khá mạnh còn gạo và ngô giảm giá.