Theo chia sẻ của các chuyên gia kỹ thuật ô tô thì những người mới tập lái xe hoặc những ai đam mê cảm giác làm chủ tay lái thì ô tô số sàn (số tay – MT) là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Với những xe số tự động, người lái sẽ không phải bận rộn như xe số sàn, và thường mọi người sẽ cảm thấy dễ lái hơn, giống như khi ta chạy xe máy, khi đi xe ga đa số chúng ta sẽ cảm thấy dễ dàng hơn xe số rất nhiều. Tuy nhiên, việc bạn tập lái bằng xe số tự động không phải sự lựa chọn tối ưu nhất. Nếu bạn tập bằng xe số sàn, bạn sẽ thực sự cảm nhận chính xác những chuyển động và tầm ga của xe. Điều này giúp bạn lái xe an toàn và chuẩn xác hơn. So với xe số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác hơn. Dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số sàn giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu đồng thời giữ an toàn và đỡ mệt mỏi hơn.1. Khi khởi động chuyển về số 0Khi tập lái bằng xe số sàn, một lưu ý quan trọng là trước khi khởi động xe, bạn cần chuyển cần số về vị trí trung gian (số 0) và đảm bảo côn được nhả hoàn toàn. Một lưu ý nhỏ nữa là trước khi di chuyển vào buổi sáng, bạn nên khởi động và chờ trong khoảng 1 phút trước khi vận hành, vì sau khoảng thời gian dài nghỉ ngơi, dầu xe sẽ lắng xuống dưới động cơ dẫn đến hệ thống xi lanh và buồng đốt gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, nếu bạn vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và dẫn tới nhanh hư hỏng.2. Công thức “côn ra ga vào”Rất nhiều người khi mới lái xe thường cảm thấy nặng khi vào số, điều này là do bạn chưa được đạp hết chân côn. Vì vậy, khi bạn muốn chuyển số thì côn phải được cắt hoàn toàn, khi đó côn sẽ không bị mài, máy khỏe và tránh tình trạng bị ì.3. Không đạp côn trước khi phanhCác chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.4. Dùng phanh tay đúng cáchTrong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.5. Kinh nghiệm đề-paKhi đề-pa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.6. Không nên lạm dụng số 0Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao. Để tìm hiểu thêm các kinh nghiệm lái xe cùng những dòng xe tốt vui lòng truy cập: fordvnn.com