1. Kimninh45232

    Kimninh45232Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    3 Tháng tư 2020
    Bài viết:
    22

    Toàn Quốc Kiểm soát sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi như thế nào ?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi Kimninh45232, 18 Tháng ba 2021.

    Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng người lớn tuổi là một thách thức cho nha sĩ vì ngoài kiến thức chuyên môn, người nha sĩ cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm sinh lí, những bệnh lí mãn tính và tình trạng sức khỏe tổng quát để chọn phương pháp can thiệp nha khoa thích hợp.

    Kiểm soát chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng tốt là điều kiện tốt giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi. Chế độ ăn uống căn bằng hợp lí, không nên sử dụng quá nhiều thức ăn chế biến sẵn, các thức ăn giàu bột đường và dễ lên men.

    >>>> Xem thêm: https://kienthucnhakhoa.at.webry.info/202103/article_3.html

    Vệ sinh răng miệng: loại trừ mảng bám răng được xem là phương pháp hiệu quả trong dự phòng. Một số người lớn tuổi giảm khả năng hoạt động và sự khéo léo nên giảm hiệu quả kiểm soát mảng bám. Hơn nữa, do tụt nướu lộ mặt chân răng với nhiều hình thể phức tạp: lõm, rãng, khe, đặc biệt vùng chia chân răng rất khó chải rửa. Đây là đối tượng có khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Do vậy cần khám răng định kì để bác sĩ lấy sạch vôi răng, mảng bám vi khuẩn. Đồng thời cần phải sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như: bàn chải tự động hay máy rửa răng.

    1. Kiểm soát và phát hiện sâu răng

    Hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp, giữ gìn vệ sinh răng miệng, kiểm soát mảng bám, dùng kem đánh răng có flour. Chữa trị các răng sâu thường dùng vật liệu trám GIC (glass ionomer cement). Đây là vật liệu dán tốt trên bề mặt răng, ít kích thích tủy và có khả năng phóng thích flour bảo vệ răng, ức chế vi khuẩn tạo mảng bám.

    2. Phòng ngừa và điều trị bệnh nha chu

    Cạo vôi răng, lấy sạch mảng bám, cạo láng gốc răng, nạo túi nha chu.

    3. Chú ý răng mòn quá mức

    Mòn răng làm ê buốt răng, tăng lực nhai lên răng, mất điểm tiếp xúc của các răng kế nhau đưa đến hậu quả nhồi nhét thức ăn làm trầm trọng bệnh nha chu.

    Tùy theo mức độ mòn và ê buốt sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như thuốc chống ê hay làm phục hình răng.
    Kiem soat suc khoe rang mieng cho nguoi cao tuoi nhu the nao
    Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi

    4. Nhổ răng và kiểm soát bệnh răng miệng

    Nhổ răng là yêu cầu thường gặp vì răng lung lay do nha chu, ngoài ra còn phẫu thuật các u nhú hay điều chỉnh xương để chuẩn bị làm hàm giả.

    Cần kiểm soát các bệnh mãn tính (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,..) trước khi nhổ răng, phẫu thuật. Cần can thiệp nhẹ nhàng, chăm sóc hậu phẫu tốt để ngừa bội nhiễm.

    5. Phục hình răng

    Tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi rất cao, số răng mất tỉ lệ với số tuổi.

    Cần phục hình răng với các lí do sau: thẩm mỹ, ăn nhai và giao tiếp xã hội.

    Có nhiều loại phục hình tùy thuộc vào từng tình trạng mất răng, tình trạng sức khỏe răng miệng và tình trạng sức khỏe tống quát, mong muốn của bệnh nhân cũng như khả năng tài chính.
     

Chia sẻ trang này